Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (Trang 62)

- Phú Hưng là công ty có quy mô vừa và nhỏ, sự kiêm nhiệm là tất yếu, hiện tại công ty quản lý chủ yếu dựa vào ý thức của nhân viên. Với áp lực công việc và khả năng của con người việc sai sót, quên, nhầm lẫn rất dễ xảy ra.

giám đốc, việc giám sát, kiểm tra tại các chi nhánh phụ thuộc vào các trưởng chi nhánh, việc thông đồng có thể xảy ra.

- Các phòng ban làm việc độc lập, thiếu sự phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau.

- Trong công tác kiểm soát chi phí, công ty chưa có sự quan tâm đúng mức

đến việc phân tích chi phí và lập báo cáo quản trị.

Bng 2.1Bng tng hp đánh giá h thng kim soát ni b ti công ty c phn chng khoán Phú Hưng THÀNH PHẦN NHƯỢC ĐIỂM 1. MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Thiếu sự phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các phòng ban Thiếu phân tích kiến thức, kỹ năng của nhân viên để giao việc

2. ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Không đặt việc thiết lập mục tiêu và chiến lược trong chu trình kiểm soát

Mô hình định lượng còn hạn chế, thiếu công cụ hỗ trợ còn mang nhiều cảm tính

3.HOẠT

ĐỘNG KIỂM SOÁT

Việc xử lý thông tin trên hệ thống máy tính chưa được quan tâm, kiểm soát đúng mức Hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động chưa độc lập 4.THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG

Công ty chưa phát triển hệ thống thông tin quản trị mà chỉ có hệ thống thông tin kế toán

Chưa thiết lập các kênh thông tin nóng cho phép nhân viên báo cáo sự kiện có khả năng gây thiệt hại cho công ty

5. GIÁM SÁT Không thường xuyên đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ

KT LUN CHƯƠNG II

Dựa trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở chương I, chương II tác giả giới thiệu đôi nét tổng quan về công ty, mô tả thực trạng KSNB và QTRR tại PHS thông qua bảng câu hỏi khảo sát và kết quả phỏng vấn. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy ban giám đốc và các nhà quản lý công ty rất quan tâm đến việc: xây dựng môi trường văn hóa công ty lành mạnh, sự hoạt động hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống KSNB nhằm hướng đến công tác QTRR. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại một số

hạn chế về hệ thống KSNB cần hoàn thiện. Ban giám đốc và các nhà quản lý công ty đã và đang dần tiếp cận với khái niệm QTRR, hiện tại công ty chưa chủ động trong việc nhận dạng, đánh giá rủi ro. Chỉ khi rủi ro xuất hiện, lúc đó công ty mới tiến hành phân tích và đề xuất các biện pháp ứng phó. Vấn đề này cũng dễ hiểu bởi lẽ người quản lý công ty chưa thực sự được đào tạo bài bản và chuyên sân về

QTRR, họ chỉ hành động theo cảm tính và kinh nghiệm tích lũy trong quá trình làm việc. Để hoàn thiện mục tiêu của công ty các nhà quản lý cho rằng công ty cần phải tiếp cận cách thức quản trị các loại rủi ro một cách khoa học và bải bản, cần phải có một triết lý về rủi ro nhìn nhận trên góc độ toàn công ty để đánh giá các rủi ro có liên quan đến công ty, cần phải bổ nhiệm một nhà quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý các loại rủi ro và công ty xây dựng một hệ thống QTRR phù hợp áp dụng cho toàn công ty. Trong tương lai, khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp thì nhu cầu về một hệ thống KSNB và QTRR hoạt động hữu hiệu và hiệu quả là vô cùng cần thiết.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIN H THNG KIM SOÁT NI B TRÊN CƠ S QUN TR RI RO TI CÔNG TY

C PHN CHNG KHOÁN PHÚ HƯNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)