Một số kiến nghị:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (Trang 82)

Xuất phát từ thực trạng hệ thống KSNB tại PHS để có một hệ thống KSNB thực sự hữu hiệu trong công ty, việc hoàn thiện hệ thống KSNB trên cơ sở QTRR có một số kiến nghị như sau:

+ Quan đim rõ ràng v ri ro

Hoạt động kinh doanh tất yếu dẫn đến việc công ty phải đối mặt với các rủi ro liên quan. Vì vậy, việc quản lý các rủi ro này là điều kiện tiên quyết cho việc

thành công mọi công ty. Để quản lý được các rủi ro, PHS trước hết phải có quan

điểm rủi ro một cách rõ ràng. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

PHS phải ý thức rằng rủi ro luôn tồn tại và phải đối mặt thường xuyên. PHS hiện nay chưa có sự chuẩn bị hoặc chuẩn bị chưa đúng mức đối với các rủi ro liên quan trong quá trình hoạt động, điều này dẫn đến việc công ty không lường hết

được các rủi ro trong tương lai và do đó không thể quản lý hiệu quả. Việc ý thức này là điều kiện tiền đềđể đảm bảo thực hiện ba mục tiêu thông thường của KSNB mà còn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chiến lược, và chiến lược thực hiện hợp lý của công ty.

Khi công ty chấp nhận rủi ro cao hơn một mức nào đó thì rủi ro càng cao lợi ích càng giảm. Thông thường, quan niệm rằng việc chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi ích càng lớn, điều này chỉđúng trong một mức độ rủi ro nào đó chứ không phải là toàn bộ các mức độ rủi ro. Quan điểm đúng đắn này giúp PHS chấp nhận rủi ro ở

mức độ hợp lý để tạo lập, duy trì, bảo tồn giá trị cho công ty.

Quy trình KSNB phải bao gồm việc thiết lập các mục tiêu của và các chiến lược thực hiện như sau:

- Một môi trường văn hóa nhấn mạnh đến sự chính trực, giá trị đạo đức và phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể;

- Quy trình hoạt động và quy trình KSNB được xác định rõ ràng bằng văn bản và được truyền đạt rộng rãi trong nội bộ;

- Các hoạt động rủi ro được phân tách rõ ràng giữa các nhân viên với nhau; - Mọi nhân viên đều phải tuân thủ hệ thống KSNB;

- Trách nhiệm kiểm tra và giám sát được phân tách rõ ràng; - Định kỳ tiến hành các biện pháp kiểm tra độc lập;

- Định kỳ phải kiểm tra và nâng cao hiệu quả của các biện pháp KSNB + Xây dng các tiêu chun đểđánh giá các ri ro

Để đánh giá được mức độ trọng yếu của rủi ro, PHS cần có những tiêu chuẩn

để so sánh. Rủi ro, xét ở mức độ toàn công ty hoặc ở mức độ chi tiết vì vậy cũng cần phải có những tiêu chuẩn liên quan. Ở mức độ toàn công ty, chỉ tiêu đểđánh giá

rủi ro là rủi ro có thể chấp nhận; ở mức độ chi tiết là rủi ro bộ phận. Các tiêu chuẩn này được áp dụng trong các trường hợp sau:

Rủi ro có thể chấp nhận được xem xét khi công ty xác định các chiến lược. Lợi ích kỳ vọng của chiến lược phải phù hợp mức rủi ro chấp nhận đã đề ra. Việc xác định chỉ tiêu này giúp công ty những vấn đề sau:

- Lựa chọn chiến lược nào nằm trong giới hạn chịu đựng của rủi ro.

- Điều chỉnh chiến lược thực hiện khi rủi ro thực tế có khả năng vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của công ty

- Cơ sởđể thiết lập các rủi ro bộ phận.

Rủi ro bộ phận được xem xét để đánh giá rủi ro tác động đến một bộ phận, một chu trình cụ thể. Việc xác định rủi ro cho các bộ phận, chu trình,.. giúp công ty

đánh giá các rủi ro phát sinh trong hoạt động hàng ngày, trên cơ sở đó lựa chọn những phương án phản ứng phù hợp.

Ngoài việc xem xét các cách thức phản ứng nêu trên, công ty cũng cần lưu ý rằng việc phản ứng với rủi ro không chỉ giới hạn trong việc làm giảm rủi ro mà còn bao gồm cả việc xem xét những cơ hội đối với công ty. Khi các phản ứng hiện tại đã

đạt đến giới hạn của sự hữu hiệu hoặc khi sự điều chỉnh của phản ứng chỉ có tác

động rất nhỏ đến rủi ro thì công ty nên xem xét cơ hội có thể có, qua đó điều chỉnh các chiến lược cho phù hợp với các cơ hội mới phát sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phú Hưng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)