PHS phải đánh giá đúng rủi ro để làm cơ sở thiết kế các thủ tục kiểm soát rủi ro nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì thế nâng cao chất lượng đáng giá rủi ro trong hoạt động công ty cần được quan tâm nhiều hơn.
Đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và định kỳ trong hoạt
động kinh doanh của PHS
Để đánh giá một cách hiệu quả các loại rủi ro thì PHS cần xác định cả các yếu tố bên trong như cơ cấu, loại hình hoạt động, trình độ nhân viên,… và các yếu tố bên ngoài nhưđối thủ cạnh tranh , điều kiện kinh tế trong nước, ngoài nước, môi trường pháp lý, thu nhập, tiến bộ công nghệ,… có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động công ty, có thể gây ra những rủi ro gì,… Từđó, ban lãnh đạo PHS đưa ra biện pháp để quản lý rủi ro đó. Quá trình đánh giá rủi ro cần được tiến hành thường xuyên và định kỳ trong quá trình hoạt động thông qua việc PHS thu thập đầy đủ
thông tin và xem xét liệu những thông tin đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của công ty không. PHS phải xây dựng hệ thống thông tin đảm bảo việc ghi nhận tất cả các loại rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời PHS cũng tiếp thu và vận
dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiện đại, đặc biệt là xây dựng các mô hình để
lượng hóa rủi ro.
Phát triển hoạt động kinh doanh gắn với kiểm soát được rủi ro
Để gia tăng sức cạnh tranh, PHS luôn hướng đến việc mở rộng mạng lưới thành lập nhiều chi nhánh. Tuy nhiên PHS cần phát triển hoạt động kinh doanh gắn với kiểm soát được với rủi ro. Quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của PHS cũng cần phải tính đến sự phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát nội bộ
của PHS. Đặc biệt khi mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua hình thức mở chi nhánh mới hay đưa sản phẩm dịch vụ mới cần đánh giá rủi ro của nó và khả năng kiểm soát của PHS, PHS cần phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố về con người, hệ
thống KSNB và khả năng quản lý rủi ro tại chi nhánh. Có như vậy mới có thể đảm bảo chi nhánh hoạt động kinh doanh tăng trưởng bền vững, từ đó đảm bảo toàn hệ
thống công ty phát triển bền vững.