7. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Tại khu vực nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu tại tỉnh Sơn La về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Năm 2011, một nghiên cứu điển hình về PFES được thực hiện tại xã Chiềng Cọ, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng, PFES được coi là một trong các công cụ quan trọng nhằm tạo sự công bằng và nguồn tài chính ổn định cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng, có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn nghiên cứu, nhận thức của người dân được cải thiện, dịch vụ môi trường rừng được nâng cao. Kinh phí của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chỉ có tác động rất ít đến môi trường, xã hội, tăng thêm nguồn vốn
sinh kế cho cộng đồng, mà không đóng góp nhiều đến kinh tế nông hộ [Hoàng Thị Thu Thương, 2011].
Một nghiên cứu khác về đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án PFES cũng đã được thực hiện tại tỉnh Sơn La. Nghiên cứu cho thấy, chính sách PFES tại Sơn La đã có những hiệu quả đáng kể. Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các dịch vụ môi trường, mà PFES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội [Trần Thu Thủy, 2009].
Các nghiên cứu kể trên chỉ ra rằng, tại Sơn La đã thực hiện chính sách PFES và đã thu được một số thành công nhất định. Các nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tác động tích cực và tiêu cực của chính sách PFES đến đời sống kinh tế, xã hội và môi trường ở địa phương, nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết hóa về tác động của chính sách PFES đến nguồn lực sinh kế cụ thể tại cộng đồng địa phương ở tỉnh Sơn La.
Tổng quan các nghiên cứu kể trên cho thấy, có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách PES nói chung và PFES nói riêng. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào sự tham gia của chính sách vào công tác quản lý và phát triển rừng. Các mô hình thực hiện liên quan đến PES hay PFES chỉ được đề cập chung chung, tác động của chính sách PES và PFES lên sinh kế của cộng đồng chưa được tìm hiểu kỹ. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu tác động của chính sách PES và PFES đến đời sống kinh tế, xã hội, môi trường, cụ thể là tác động của PES và PFES đến sinh kế của cộng đồng địa phương, để từ đó rút ra được kinh nghiệm và đề xuất giải pháp khắc phục, nhằm giúp PES và PFES góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.
CHƯƠNG II
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU