Sinh kế bền vững

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.3.Sinh kế bền vững

Để bảo vệ được rừng, chủ rừng (cộng đồng, hộ dân…) cần có được sinh kế bền vững, từ đó họ mới có thể yên tâm để bảo vệ rừng. Dựa vào Khung sinh kế bền

vững ta thấy, để có được sinh kế bền vững cần tiếp cận năm nguồn vốn: (i) vốn con người, (ii) vốn tự nhiên, (iii) vốn tài sản vật chất, (iv) vốn tài chính, và (v) vốn xã hội, cần phải kết hợp các loại vốn này với nhau để từ đó xây dựng chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng. Vì vậy, để PFES thành công, cần giải quyết được mối quan hệ giữa chủ rừng và sinh kế của họ.

Về mặt lý thuyết, PFES làm tăng vốn tài chính cho cộng đồng (chủ rừng), góp phần tăng vốn con người như làm tăng quyền sở hữu rừng, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng tăng lên: đối với vốn tài sản vật chất, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng tính cộng đồng trong bảo vệ rừng, tiến tới xã hội hóa nghề rừng; về vốn thiên nhiên, PFES góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và muốn bảo vệ được tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, trước hết phải bù đắp cho họ xứng đáng để họ ổn định cuộc sống thì mới có thể bảo vệ được rừng.

Về thực tiễn, qua quá trình áp dụng tại xã Chiềng Cọ, PFES đã tạo ra những tác động, hay nói cách khác, đóng góp vào vốn sinh kế, giúp cho cộng đồng có sinh kế bền vững. Ví dụ, tại bản Dầu, PFES đã đóng góp vốn tài chính cho cộng đồng bản năm 2012-2013 là 48.892.000 đồng và đóng góp cho bản Ót Nọi là 34.189.148 đồng, số tiền này được cộng đồng sử dụng vào việc mua bàn nghế cho nhà văn hóa bản và góp vào dự án nông thôn mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các đoạn đường trong bản (theo điều tra thực địa năm 2014). Ngoài ra, người dân còn được tham gia vào các buổi họp phổ biến về chính sách PFES.

Từ lý thuyết và thực tiễn cho thấy, PFES đã góp phần vào việc phát triển sinh kế bền vững, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, làm tăng nguồn vốn con người, tăng nguồn vốn tài sản vật chất qua việc làm đường, mua các thiết bị phục vụ cho văn hóa cộng đồng, nhưng chưa làm tăng nguồn vốn tài chính và nguồn vốn tự nhiên, dẫn đến sinh kế chưa bền vững. Vì vậy, để sinh kế cộng đồng bền vững, chính sách PFES cần chú trọng cải thiện nguồn lực tài chính và nguồn lực tự nhiên.

Để cải thiện được hai nguồn lực này, chính sách PFES phải thực hiện đúng mục đích của hệ số K theo 3 mức: K1 (nguồn gốc rừng), K2 (tình trạng rừng) và K3

(chức năng rừng). Nếu tích của 3 hệ số K được thực hiện tốt thì tính công bằng trong việc chi trả được nâng lên, bên chi trả cũng sẽ yên tâm hơn và sẵn lòng chi trả.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 78)