7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Tác động đến nguồn lực con người
Từ khi xã Chiềng Cọ thực hiện thí điểm chính sách PFES, ý thức của cộng đồng được nâng lên, góp phần vào công tác phòng cháy rừng và bảo vệ rừng được tốt hơn. Một cán bộ kiểm lâm của thành phố Sơn La cho biết, từ khi người dân nhận và sử dụng những đồng tiền từ công bảo vệ rừng, nên có trách nhiệm hơn, các trường hợp vi phạm giảm nhiều, nên công tác bảo vệ rừng nhiều năm gần đây đã có chuyển biến tích cực. Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thương [2011] cũng cho thấy, người dân cộng đồng Chiềng Cọ từ khi tham gia dự án PFES đã mạnh dạn hơn trong việc tố giác sai phạm, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm kịp thời nắm bắt tình hình và ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại đến rừng.
Thảo luận nhóm phụ nữ tại cộng đồng hai bản Dầu và bản Ót Nọi cho thấy, khi tham gia PFES, chị em phụ nữ trong thôn bản đã cùng tham gia ký tên vào sổ bìa xanh về quản lý và bảo vệ rừng, ký kết hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng xã hội và tham gia quyết định một số vấn đề trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Như vậy, PFES góp phần cải thiện vai trò của phụ nữ, nâng cao bình đẳng giới trong cộng đồng. Còn về việc thay đổi việc làm cho người dân trong cộng đồng không được người dân đánh giá cao, vì không thấy có sự tác động nào của PFES đến vấn đề này.
Bảng 3.3. Tác động của chính sách PFES đến nguồn lực con người
TT Hạng mục Bản Dầu Bản Ót Nọi Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số 1 Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng và chống cháy rừng tại địa RHL 10 RHL 10
2 Tăng sự hiểu biết thông tin qua
các dự án về PFES HL 5 HL 5
3 Thay đổi việc làm cho người
dân trong cộng đồng KHL 1 KHL 1
4 Bình đẳng giới trong cộng
đồng HL 5 KHL 1
5 Tăng sự mạnh dạn trong giao
dịch các hợp đồng về PES HL 5 HL 5
Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng
Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].
Kết quả thảo luận nhóm (Bảng 3.3) cho thấy, người dân tại hai bản Ót Nọi và bản Dầu có mức độ hài lòng khác nhau đối với các hoạt động nâng cao nguồn lực con người của dự án PFES. Mức độ rất hài lòng (RHL) có nghĩa là người dân đánh giá
hoạt động này của dự án có tác động lớn; hài lòng nghĩa là hoạt động của dự án có tác động nhất định, nhưng chưa nhiều; không hài lòng (KHL) nghĩa là không mang lại tác động lớn.
Bảng 3.3 cho thấy, chính sách PFES có tác động nhất đến nhận thức của cộng đồng. Cả hai thôn đều cho kết quả rất hài lòng. Tác động tới mức độ tiếp cận thông tin, tăng cường giao dịch các hợp đồng về PES được đánh giá hài lòng. Về tiếp cận thông tin lâu nay mọi người nghĩ là chính sách chi trả dịch vụ môi trường đã giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và hiểu biết về dịch vụ môi trường rừng, nhưng thực tế khi hỏi người dân thì kết quả lại ngược lại. Họ cho rằng, những thông tin họ biết được đều nhờ chính sách trả tiền nên họ mới để ý tới, họ rất hài lòng với tác động này.
Tuy nhiên, giữa hai bản có sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với tiêu chí bình đẳng giới, bản Dầu đánh giá hài lòng trong khi Ót Nọi đánh giá không hài lòng. Về tác động tới việc làm của người dân trong cộng đồng, cả hai bản đều đánh giá không hài lòng.
Tóm lại, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Cọ, cụ thể tại hai bản Ót Nọi và bản Dầu, có tác động đến hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến nguồn lực con người, nhưng tác động nhiều nhất là làm thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng và biết chăm sóc rừng tốt hơn. Lý do chính là người dân nghĩ họ sẽ được chi trả một khoản tiền khi họ bảo vệ và chăm sóc rừng tốt hơn, chứ không phải do họ được tham gia các khóa tập huấn về nâng cao ý thức bảo vệ rừng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Việc thực hiện PFES cũng không có tác động nào đến thay đổi việc làm của họ.