Tác động đến nguồn lực xã hội

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Tác động đến nguồn lực xã hội

Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường rừng ở Sơn La nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều là người nghèo, sống ở vùng cao. Theo kết quả tính toán ở trên thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, vì vậy họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh, bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập (phá rừng trồng cà phê, cao su...).

Bảng 3.7. Các mức tác động của chính sách PFES đến nguồn lực xã hội

TT Hạng mục tiêu chí

Bản Dầu Bản Ót Nọi

Mức HL Điểm số Mức HL Điểm số 1 Ổn định dân số, đảm bảo các

nguồn vốn an sinh xã hội

KHL 1 KHL 1

2 Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo

KHL 1 KHL 1

3 Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã từ các tố chức xã hội, ngân hàng xã hội.

KHL 1 KHL 1

4 Sự quan tâm của tổ chức trong xã như hội phụ nữ, hội nông dân, khuyến lâm, khuyến nông

RHL 10 HL 5

5 Tiếng nói cho người nghèo trong việc ký kết hợp đồng, và hội họp

KHL 1 HL 5

Nguồn: [Thảo luận nhóm, 2014].

Nhưng PFES mang đến cho người làm rừng (đặc biệt là người nghèo) cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ và có cơ hội tiếp xúc cũng

như học hỏi kỹ năng tiên tiến trong mỗi buổi họp, tuyên truyền phổ biến về PFES. Do vậy, người nghèo có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng, thực hiện chính sách để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như sẽ giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội. Ngoài ra, người nghèo còn có cơ hội tăng thêm thu nhập từ rừng, đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Qua thảo luận nhóm tại hai bản cho thấy, PFES đã không giúp được họ nhiều. Chính sách đã giúp họ được một số tiền đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng không làm hài lòng họ trong việc ổn định dân số, đảm bảo an sinh xã hội, cũng không giúp họ trong việc hỗ trợ những người nghèo, họ cũng không được tiếp cận vay vốn xã hội để đầu tư sản xuất. PFES duy nhất có tác động vào việc giúp họ được gần hơn với các tổ chức xã hội trong xã, như các tổ chức hội nông dân, khuyến nông, khuyến lâm và làm các tổ chức này quan tâm đến họ hơn.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)