Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Phương pháp luận

Trong nghiên cứu này, tác giả lập luận rằng, PFES sẽ tác động đến việc cải thiện sinh kế của cộng đồng. Đó là sự tác động qua lại giữa bên được hưởng các dịch vụ môi trường và bên cung cấp dịch vụ môi trường. Vì vậy, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống và khung sinh kế bền vững để áp dụng cho việc phân tích trong nghiên cứu này.

Tiếp cận hệ thống: Cách xem xét đối tượng trong hệ thống như một hệ toàn vẹn phát triển động, trong quá trình hình thành và phát triển thông qua giải quyết những mâu thuẫn bên trong, do những tương tác hợp quy luật giữa các thành tố của hệ. Cách tiếp cận hệ thống sẽ được sử dụng để xem xét và phân tích các mối quan hệ liên đới trong hệ thống các cơ chế chính sách về PFES theo các cấp độ, từ trung ương đến địa phương (trung ương  cấp tỉnh  cấp huyện  cấp xã  cấp thôn) và các mối quan hệ giữa các tác động của chính sách đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng. Nếu một hệ thống chính sách vận hành tốt, sẽ tác động tốt đến các nguồn lực sinh kế phát triển một cách công bằng và bền vững, ngược lại, nếu một trong những mắt xích của hệ thống chính sách vận hành kém hiệu quả, sẽ tác động đến sự bền vững của các nguồn lực sinh kế, dẫn đến sinh kế không bền vững. Để có thể xem xét một cách trực quan hơn xem Hình 2.3.

Nguồn: [Điều tra và phóng vấn của tác giả, 2014]

Hình 2.3. Sơ đồ mô phỏng các bên liên quan thực hiện chính sách PFES

Dựa trên sơ đồ, tác giả đã nghiên cứu sự tác động từ các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương đến chính sách PFES; từ chính sách PFES sẽ tác động đến các bên cung ứng và sử dụng dịch vụ. Bên sử dụng dịch vụ bao gồm các công ty thủy điện, nước sạch và du lịch, ngoài ra còn có một nhóm đối tượng sử dụng dịch vụ khác như khai thác du lịch, một bộ phận hưởng lợi từ cảnh quan... Vườn quốc gia, ban quản lý rừng là các cơ quan quản lý chủ yếu của bên cung ứng dịch vụ. Công ty lâm nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình được giao rừng và khoán bảo vệ rừng là những thành tố góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các dịch vụ. Ngoài ra, còn có các đối tượng khác như các doanh nghiệp đầu tư góp tiền cho việc trồng và duy trì phát triển rừng.

Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích mối tác động qua lại giữa các cấp quản lý thực hiện chính sách PFES tới cộng đồng, hộ gia đình địa phương tại Sơn La, thực hiện chính sách PES trên cộng đồng thôn. Tác giả chỉ chú trọng phân tích

mối quan hệ tác động tới sinh kế, cụ thể là, tác động đến 5 nguồn lực trong khung sinh kế cộng đồng thôn tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Để có thể phân tích cụ thể hơn về tác động đến sinh kế, hiểu thế nào là sinh kế bền vững, tác giả đã vận dụng cách tiếp cận Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID năm 2001. PFES là một chính sách được triển khai nhằm cải thiện sinh kế, bảo vệ và phát triển bền vững thông qua bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Nghiên cứu này coi việc chi trả dịch vụ môi trường rừng là một thực tiễn có tác động rất quan trọng tới sinh kế của các chủ rừng. Chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tác động vào nguồn lực tài chính và kéo theo các thay đổi trong các nguồn lực khác của khung sinh kế.

Khung sinh kế bền vững

Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng, đặc biệt là các cơ hội hình thành nên chiến lược sinh kế của cộng đồng. Đây là cách tiếp cận toàn diện, nhằm xây dựng các lợi thế hay chiến lược đặt cộng đồng làm trung tâm trong quá trình phân tích. Mặc dù có rất nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức có mức độ vận dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, Khung sinh kế bền vững có những thành phần cơ bản giống nhau (xem Hình 2.4).

Nguồn: [DFID, 2001].

Thành phần cơ bản của khung phân tích sinh kế gồm các nguồn vốn (tài sản), tiến trình thay đổi cấu trúc, ngữ cảnh thay đổi bên ngoài, chiến lược sinh kế và kết quả của chiến lược của sinh kế đó.

Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội (Hình.2.4).

Vốn nhân lực (human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe, giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau, nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Đối với cộng đồng địa phương sống gần rừng và được chia khoán bảo vệ rừng, nguồn vốn nhân lực biểu hiện ở khía cạnh trình độ nhận thức, hiểu biết thông tin về quản lý, bảo vệ rừng và chất lượng lao động trong cộng đồng. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác.

Vốn tự nhiên (natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước… mà cộng đồng có được hay có thể tiếp cận được, nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của cộng đồng. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập, phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thủy sản và nguồn không khí. Ở nghiên cứu này, vốn tự nhiên là quy mô và chất lượng tài nguyên rừng được đánh giá cụ thể qua việc hạn chế cháy rừng, tăng diện tích và chất lượng rừng, nâng cao các dịch vụ rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học và từ đó có thể nâng cao mức sinh kế cho cộng đồng tại địa phương.

Vốn vật chất (physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật

chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng, gồm hệ thống điện, đường, trường, trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ, hệ thống phòng cháy rừng. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả.

Vốn tài chính (financial capital): Vốn tài chính là nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau. Nghiên cứu này coi nguồn vốn tài chính là khoản tiền được trợ cấp cho cộng đồng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng chi trả cho cộng đồng cung ứng các dịch vụ môi trường, nhằm hỗ trợ cho cộng đồng cải thiện sinh kế, hỗ trợ các hộ nghèo tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, duy trì và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó, người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Nguồn vốn xã hội không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại, mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế, khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế, mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. Ở nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được thể hiện qua mối quan hệ giữa chính sách và thực hiện chính sách (thông qua việc các cơ quan thực hiện chính sách đào tạo tập huấn cho cộng đồng địa phương), mối quan hệ giữa cộng đồng với cơ quan thực hiện chính sách, các cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn trợ cấp của các quỹ PFES.

Khung sinh kế cũng nhấn mạnh tiến trình và cấu trúc (structure and processes). Đây là các yếu tố thể chế, tổ chức, chính sách và luật pháp xác định hay ảnh hưởng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn, điều kiện trao đổi của các nguồn vốn và thu nhập từ các chiến lược sinh kế khác nhau. Những yếu tố trên có tác động thúc đẩy hay hạn chế đến các chiến lược sinh kế. Chính vì thế, sự hiểu biết về các cấu trúc, tiến

trình có thể xác định được những cơ hội cho các chiến lược sinh kế thông qua quá trình chuyển đổi cấu trúc.

Thành phần quan trọng thứ ba của Khung sinh kế là kết quả của sinh kế (livelihood outcomes). Kết quả sinh kế là cải thiện phúc lợi của con người hay cộng đồng, nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên, cải thiện về mặt vật chất, tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Cũng tùy theo mục tiêu của sinh kế, mà sự nhấn mạnh các thành phần trong sinh kế cũng như những phương tiện để đạt được mục tiêu sinh kế giữa các tổ chức, cơ quan sẽ có những quan niệm khác nhau.

Để đạt được các mục tiêu, sinh kế phải được xây dựng từ một số lựa chọn khác nhau, dựa trên các nguồn vốn và tiến trình thay đổi cấu trúc của họ. Chiến lược sinh kế là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà cộng đồng sử dụng để thực hiện mục tiêu sinh kế của họ, hay đó là một loạt các quyết định nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn vốn hiện có. Đây là một quá trình liên tục, nhưng những thời điểm quyết định có ảnh hưởng lớn lên sự thành công hay thất bại đối với chiến lược sinh kế. Đó có thể là lựa chọn trong việc thay đổi cách quản lý rừng cộng đồng, cải thiện các năng lực quản lý rừng và bảo vệ rừng, sự bắt đầu đối với một hoạt động mới, thay đổi sang một hoạt động mới hay thay đổi quy mô hoạt động.

Trong khung sinh kế, yếu tố bên ngoài có tác động đến sinh kế là ngữ cảnh dễ bị tổn thương. Đó chính là những thay đổi, những xu hướng và tính mùa vụ. Những nhân tố này con người hầu như không thể điều khiển được trong ngắn hạn. Vì vậy, trong phân tích sinh kế, không chỉ nhấn mạnh hay tập trung lên khía cạnh người dân sử dụng các tài sản như thế nào để đạt mục tiêu mà phải đề cập được ngữ cảnh mà họ phải đối mặt và khả năng họ có thể chống chọi đối với những thay đổi trên hay phục hồi dưới những tác động trên.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1. Hồi cứu các thông tin thứ cấp

Tác giả đã tham khảo các bài báo, báo cáo khoa học, các luận văn, luận án, chuyên đề trong và ngoài nước liên quan đến chính sách PES, bao gồm những thông tin cơ bản, loại hình, các chính sách liên quan, mối liên hệ giữa PES và nghèo đói, số liệu về kinh tế, xã hội, tình hình áp dụng thí điểm PFES của khu vực nghiên cứu. Dựa trên phân tích những thông tin này, tác giả đã rút ra những vấn đề chưa được nghiên cứu làm tiền đề cho nghiên cứu của mình. Nội dung của các tài liệu thu thập được được tác giả dùng để tham khảo và so sánh với nghiên cứu của mình. Các tài liệu đều được trích dẫn cụ thể với nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.

2. Nghiên cứu thực địa

Để có các số liệu thực tế chứng minh cho các luận cứ của mình, tác giả đã sử dụng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn như:

- Phỏng vấn sâu thông tin viên chủ chốt: Tác giả đã sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn một số thông tin viên chủ chốt liên quan đến thực hiện chính sách PES tại cộng đồng địa phương đang nghiên cứu, bao gồm người dân, cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ Chi cục Kiểm lâm, cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La và các chuyên gia PES tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bảng hỏi với 8 câu hỏi chính được liệt kê tại Phụ lục 1.

Để đảm bảo tính xác thực của thông tin, tác giả đã sử dụng bút và sổ tay để ghi chép những thông tin chính, bên cạnh đó dùng máy ghi âm ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn. Khi phân tích thông tin, những ghi chép này đã bổ sung nhiều nội dung hữu ích và nêu ra những bằng chứng chính xác hơn. Ưu điểm của công cụ này là khai thác được rất nhiều thông tin sâu liên quan đến thực hiện chính sách và những bất cập trong thực hiện. Bên cạnh ưu điểm, tác giả nhận thấy công cụ này cũng bộc lộ một số hạn chế. Thứ nhất, các thông tin viên là những cán bộ nằm trong các ban ngành của Nhà nước cấp huyện và cấp tỉnh, nên thời gian rất eo hẹp, việc hẹn gặp và phỏng vấn gặp nhiều khó khăn. Nếu gặp được thì thời gian phỏng vấn cũng bị hạn

chế. Thứ hai, các thông tin viên phần lớn là cán bộ quản lý ngành hoặc ít nhiều tham gia vào thực hiện chính sách, nên khi được hỏi về những bất cập và hạn chế thì thường đưa ra các câu trả lời mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, những cán bộ này là những người có năng lực, có nhận thức cao, vì vậy, họ nêu ra được những nhận định mang tầm tổng quan, rất hữu ích, phản ảnh nhiều chiều, giúp cho tác giả hiểu biết sâu rộng hơn về mối quan hệ phức tạp giữa chính sách và sinh kế. Ngoài ra, tác giả cũng đã cố gắng so sánh, kiểm chứng thông tin thu được từ phỏng vấn với những sự kiện theo thời gian từ phỏng vấn nhóm cộng đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thảo luận nhóm tại cộng đồng: Để đánh giá tác động của chính sách PES đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm tại cộng đồng. Do khó xác định được mức độ tác động bằng những chỉ tiêu định lượng, nên nghiên cứu này tập trung xem xét và phân tích trên khía cạnh định tính thông qua phân tích mức độ hài lòng của người dân. Do đó, các cuộc thảo luận nhóm được thiết kế để tập trung đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong thôn bản về tác động của chính sách đến các nguồn lực sinh kế.

- Đối tượng tham gia thảo luận nhóm: Ban đầu, mỗi thôn chọn 3 nhóm, bao gồm nhóm hộ nghèo, nhóm phụ nữ và nhóm những người tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Nhưng khi thực hiện thực tế, mỗi thôn chỉ chọn 2 nhóm, đó là nhóm bảo vệ và quản lý rừng và nhóm phụ nữ, vì số lượng hộ nghèo quá ít, nên không đủ làm thành một nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm có 6-7 thông tin viên. Vì vậy, tác giả chỉ sử dụng thông tin chủ yếu trên hai nhóm thảo luận này.

Những thông tin viên được chọn là những người có đủ năng lực hiểu biết các thông tin về PFES và đã được tham gia ít nhất một hoạt động có liên quan đến PFES như

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 41)