Kết quả thực hiện PFES

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 65)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4.Kết quả thực hiện PFES

Các khoản thu

Cho đến nay trên cả nước, doanh thu từ PFES trong giai đoạn 2009-2012 là 1,782 tỷ đồng (khoảng 85 triệu đô la Mỹ). Khoản chi trả từ các nhà máy thủy điện chiếm khoảng 98% tổng doanh thu, từ các công ty cung cấp nước là 2%, trong khi nguồn thu từ các công ty du lịch chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa đến 0,1%. Trong số các tỉnh, tỉnh Lai Châu là tỉnh nhận được tiền chi trả lớn nhất (11 triệu đô la Mỹ), tiếp theo là tỉnh Kon Tum (9,5 triệu đô la Mỹ), Điện Biên (7,4 triệu đô la Mỹ), Sơn La (6,3 triệu đô la Mỹ) và Lâm Đồng (6,15 triệu đô la Mỹ). Tiền chi trả dịch vụ môi trường cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là ít nhất, khoảng 3,53 triệu đô la Mỹ. Tổng thu từ các công ty cung cấp nước và cơ sở sản xuất thủy điện ước đạt 85-90% nguồn thu dự kiến (theo VNFF năm 2012) [dẫn trong Phạm Thu Thủy, 2013].

Tại Sơn La, từ năm 2009 đến năm 2013, QBVPTR thực hiện theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 26/3/2010 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Kế hoạch thực hiện PFES năm 2009 cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La, đã thu được tổng số tiền là 273,073 tỷ đồng, năm 2009-2010, thu được từ các cơ sở chi trả là 62 tỷ đồng. Từ năm 2011-2013, Quỹ đã thu được 211,073 tỷ đồng [Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng tỉnh Sơn La, 2014].

Bảng 3.1. Doanh thu của dự án PFES từ năm 2009-2013

Năm

Doanh thu từ các đối tượng chi trả Toàn quốc (triệu đô la Mỹ)* Tỉnh Sơn La (tỷ đồng)** 2009 - 2010 16,35 62,00 2011 - 2013 72,67 211,07 Tổng 89,02 273,07

Nguồn: * [VNFF (2012), dẫn theo Phạm Thu Thủy, 2013] ** [Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng tỉnh Sơn La, 2014].

Tổng doanh thu của QBVPTR thu được từ các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường ngày càng tăng, chủ yếu là từ các nhà máy thủy điện. Năm 2010, Quỹ thu được từ nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhà máy thủy điện Suối Sập là 62 tỷ đồng, chiếm 99,93% nguồn thu, còn 0,07% nguồn thu từ các chi nhánh và công ty cung cấp nước.

Một số cơ sở sử dụng dịch vụ như các công ty cấp nước và du lịch sinh thái về số lượng cũng ngày một tăng, nhưng không đáng kể so với cơ sở sản xuất điện, điều này cho thấy sự tác động đến nguồn thu của dự án PFES tại Việt Nam như hiện nay chủ yếu vẫn là các cơ sở sản xuất thủy điện.

Các khoản chi

Theo báo cáo của QBVPTR tỉnh Sơn La năm 2014, sau khi đã trích kinh phí quản lý và dự phòng, tổng nguồn kinh phí còn lại để chi trả cho các chủ rừng là 93.416 tỷ đồng; đã chi trả cho 416.272,1 ha rừng cho 37.486 chủ rừng thuộc lưu vực sông Đà, đạt 97,1% kế hoạch năm.

Bảng 3.2. Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại xã Chiềng Cọ

Năm Hạng mục Toàn xã Bản Dầu Bản Ót Nọi

2009- 2010

Diện tích rừng chi trả DVMT (ha)

2.227,23 225,61 246,16

Số tiền được chi trả (đồng) (%/tổng) 306.551,610 (0,54%) 31.309,335 (10,2%) 27.815,628 (9,0%) 2011- 2013 Diện tích rừng chi trả DVMT (ha) 2.227,23 225,61 246,16

Số tiền được chi trả (đồng) (%/tổng) 480.890,000 (0,23%) 48.892,000 (10,1%) 34.189,148 (7,1%)

Nguồn: [UBND xã Chiềng Cọ, 2013; thống kê thực địa tại bản Dầu và bản Ót Nọi năm 2013].

Mức chi năm 2009, Quỹ đã chi trả cho xã Chiềng Cọ với diện tích 2.227,23 ha rừng trên tổng diện tích rừng của xã là 2.351,2 ha. Số tiền chi trả là 306.551.610 đồng trong năm 2010, trong đó, đã chi trả cho 8 cộng đồng, 14 nhóm hộ và 193 hộ gia đình cá nhân. Cũng từng ấy diện tích, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình, nhưng năm 2012-2013, Quỹ đã chi trả cho xã 480.890.610 đồng.

Bảng 3.2. cho thấy, hai bản không có thay đổi về diện tích, nhưng lượng tiền chi trả lại tăng lên; tăng lên về số lượng, nhưng lại giảm tỷ lệ % so với tổng số tiền thu được từ xã do quỹ cấp tỉnh cấp, bản Dầu giảm tương đương 0,1% và bản Ót Nọi giảm 2%. Lý do giảm ở đây là do có đánh giá chất lượng rừng giảm. Nhưng đánh giá chất lượng rừng dựa vào yếu tố nào thì cộng đồng được hưởng không được biết. Kết quả thảo luận nhóm tại bản Ót Nọi và bản Dầu cho thấy rõ điều này. Người dân cho biết, họ không quan tâm và cũng không biết gì về việc họ được chi trả bao nhiêu, tính toán như thế nào. Cộng đồng thôn bản cũng không có tiếng nói trong việc rà soát, kiểm tra chất lượng rừng, mà chỉ biết được nhận tiền chi trả từ danh sách về các lô rừng của họ và số tiền chi trả được xã áp xuống. Ở bản Ót Nọi, Trưởng bản đại diện nhận và ký thay vào tất cả số tiền chi trả cho bản, trong khi đó ở bản Dầu lại do các trưởng cụm của lô rừng nhận.

Một phần của tài liệu Chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng trường hợp nghiên cứu tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 65)