4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
3.2.5. Hệ thống cây Vải thiều
3.2.5.1. Hiện trạng phân bố cây Vải thiều (Litchi sinensis L.)
Vải thiều đợc xếp vào nhóm cây á nhiệt đới, sinh trởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu đặc trng khô, hạn vào mùa đông - xuân, ấm, ẩm vào thời kỳ hè thu. ở nớc ta, vải trồng ở vùng đồng bằng (Thanh Hà - Hải Dơng) và vùng đồi núi trung du phía bắc (Lục Ngạn - Bắc Giang). Để có hiệu quả cao, năng suất ổn định thì chỉ có một số vùng trồng là có điều kiện thích hợp để cây phân hoá ra hoa, đậu quả tốt. ở địa bàn Hà nội, cây vải thiều cũng đợc quan tâm, đặc biệt là các hộ nông dân vùng đồi núi phía Bắc.
Số liệu điều tra về diện tích, năng suất, sản lợng và phân bố của cây vải có 280 ha trồng vải, 97,2 ha ở thời kỳ kinh doanh chiếm 34,7%, còn lại là vải đang ở thời kỳ KTCB (182,8 ha chiếm 65,3%). Diện tích trồng vải tập trung ở Sóc Sơn (203,5 ha), Đông Anh (53,2 ha). Hiện nay vùng vải của Hà nội tập trung ở các huyện phía bắc, đây là nơi có điều kiện khá thuận lợi về đất đai và khí hậu cho cây vải.
So với các vùng trồng vải khác, năng suất trung bình của Hà nội đạt mức trung bình khá (40,6 kg/cây), năng suất quả vải ở các huyện không nh nhau. Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì đạt năng suất khá, Sóc Sơn năng suất còn thấp. Năng suất vải phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thâm canh, đặc biệt phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc để cây ra hoa, đậu quả. Số liệu điều tra năng suất cũng cho thấy, bắt đầu từ độ tuổi KD2 năng suất quả/cây ở Hà nội đạt khá và đạt cao ở độ tuổi KD3.
Toàn thành phố đạt 640 - 700 tấn quả,với lợng quả này không phải là nhiều cho thị trờng của thành phố.
3.2.5.2. Đặc điểm về giống, sinh trởng, phát triển của cây Vải thiều
Cây vải thiều ở Hà nội có nguồn gốc từ 2 vùng Thanh Hà và Lục Ngạn. Giống từ Lục Ngạn chịu khô hạn và thích hợp với vùng đồi núi của giống vải thiều. Các cây giống đều là cành chiết, một số hộ có trồng cây ghép, cây ghép không khoẻ và không nhanh cho quả nh cây chiết.
Tình hình sinh trởng và phát triển của vải thiều: ở thời kỳ KTCB có các chỉ số trung bình: chiều cao cây 1,7m, đờng kính tán 1,8m, số cấp cành 3 cấp, số đợt lộc ra trong năm là 3 đợt. Cây vải sinh trởng khá tốt và khá đồng đều giữa các huyện có trồng, ở Từ Liêm có khá hơn một chút với đặc điểm về hình thái lá, thân, cành và lộc. Theo điều tra cho thấy giống vải trồng ở Sóc Sơn, Đông Anh có nguồn gốc từ Lục Ngạn. Tuy nhiên cũng có một số hộ có trồng lẫn giống vải chua, vải tu hú, cây mọc khoẻ nhng chất lợng và giá trị không cao.
ở thời kỳ kinh doanh, các chỉ số trung bình về chiều cao cây 3,5m, đờng kính tán 3,8m, số cấp cành 6,1 cấp, số đợt lộc ra/năm 3 đợt, thời gian nở hoa tháng 2 và tháng 3. Vải trồng ở Sóc Sơn có các chỉ số cao hơn so với Đông Anh về chiều cao, đờng kính tán, năng suất thấp hơn. Điều này có thể lý giải rằng do sinh trởng mạnh nên cây vải phân hoá và ra hoa cũng kém hơn, do đó các yếu tố cấu thành năng suất sẽ giảm sút, đồng thời các biện pháp chăm sóc, đặc biệt là phòng trừ sâu bệnh và phun các chế phẩm sinh học ho cây vải có ảnh hởng rất lớn đến năng suất.
Thời gian ra hoa và quả ở các vùng của Hà nội không sai khác nhiều, tuy nhiên chất lợng quả là khác nhau giữa các tiểu vùng sinh thái. Theo điều tra quả vải trồng ở Sóc Sơn có hơi chua hơn so với ở Đông Anh, vấn đề này liên quan nhiều đến kỹ thuật trong đó việc bón phân và chăm sóc là quan trọng.
3.2.5.3. Tình hình chăm sóc, bón phân cho cây Vải thiều
Qua kết quả điều tra cho thấy, các hộ nông dân đã chú ý bón phân bao gồm cả phân chuồng và phân vô cơ nh ure, kali, toàn thành phố mới chỉ có khoảng 50% số hộ tiến hành các kỹ thuật này và cũng không đồng đều ở các nơi trồng. ở Sóc Sơn ngời dân chú ý đến phân chuồng và phân hỗn hợp NPK hơn ở Đông Anh, ở Đông Anh ngời dân lại chú ý tới phân vô cơ nh lân, kali. Trung bình một cây, một năm đã đợc bón 12,7 kg phân chuồng, 3,2 kg phân NPK, 1,7 kg ure, 1,7 kg lân và kali 2,9 kg đợc chia là 2 đợt bón trong năm. Trong thực tế, việc dùng phân kali ở các hộ rất ít, chỉ có 9 - 26,7% số hộ điều tra, đây cũng là vấn đề liên quan đến năng suất và chất lợng quả. Việc sử dụng phân kali không hợp lý sẽ dẫn đến cây ra lộc mới rải quanh năm.
Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc đợc làm khá đều và phổ biến nh tỉa cành, xới xáo gốc, phun thuốc BVTV, tới nớc cho vải, ít phổ biến hơn là các biện pháp quét vôi, tỉa hoa, quả, phun các chế phẩm sinh học, bắt sâu bằng cơ giới. Có
21,2% số hộ ở Sóc Sơn, 55,6% số hộ ở Đông Anh trả lời có khó khăn về kỹ thuật, đặc biệt về rụng hoa, quả, sâu bệnh, bón phân cho cây. Đây là vấn đề cần giải quyết khi thâm canh tăng năng suất vải.
3.2.5.4. Chất lợng sản phẩm cây Vải thiều
Vải thiều trồng ở Hà nội (Bắc Sơn - Sóc Sơn) về thành phần sinh hoá của quả không thua kém vải thiều trồng ở Hải Dơng, Bắc Giang mà còn có hàm lợng vitamin C trong quả cao hơn. Nếu xem xét tỷ lệ Đ/A cho thấy tỷ lệ này của vải thiều trồng ở Hà nội ở mức trung bình, đạt 37 so với vải thiều Thanh Hà (đạt 35) và Lục Ngạn (39), điều đó cho thấy vài thiều ở Hà nội có hơng vị khá hơn so với vải Lục Ngạn. Các chỉ tiêu nh khối lợng phần ăn đợc, tỷ lệ ăn đợc, trọng lợng quả cũng nh số quả/chùm đều cao hơn so với vải thiều Lục Ngạn, nhng so với Thanh Hà thì thấp hơn (xem phụ lục 8).
3.2.5.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trờng cây Vải thiều
- Hiệu quả kinh tế: Sản phẩm quả dễ chế biến, bảo quản sau thu hoạch (bằng cả công nghệ hiện đại và công nghệ dân gian). Tập đoàn giống vải phong phú cho phép cơ cấu các loại giống thích hợp để kéo dài vụ thu hoạch từ 30 - 45ngày/năm, là loại sản phẩm thị trờng có nhu cầu lớn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho phép khai thác, kinh doanh tổng hợp: sản phẩm quả, sản phẩm cây giống, du lịch sinh thái. 1ha Vải thiều cho bà con nông dân thu nhập khoảng 34,9 triệu đồng/năm và thu nhập thuần là 32,4 triệu đồng/năm (xem phụ lục 9).
- Hiệu quả môi trờng: Vải thiều là cây trồng có tán cao, rộng, xanh quanh năm, thích hợp với chủ trờng xây dựng vành đai xanh thành phố. Cây vải thiều không những tạo cảnh quan, mà còn góp phần điều hoà không khí cho cả một vùng rộng lớn.