Hệ thống cây hồng quả

Một phần của tài liệu Phân tích hiện tượng xung đột trong hệ thống kênh phân phối của sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc Cargill, tìm hiểu nguyên nhân và các cách giải quyết xung đột đó. (Trang 66)

4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.4. Hệ thống cây hồng quả

3.2.4.1. Hiện trạng phân bố cây hồng quả

Mặc dù là cây ăn quả quý song ở địa bàn Hà nội cây Hồng quả cũng chỉ là cây mới đa vào trồng và mới đợc khuyến cáo trong vài ba năm trớc đây cho vùng đất đồi và bạc màu của 2 huyện Đông Anh và Sóc Sơn. Hồng quả là cây trồng chịu khô hạn, có nguồn gốc từ vùng á nhiệt đới, ít sâu bệnh và năng suất quả ổn định. Những giống Hồng đợc trồng ở Hà nội phần lớn là giống Hồng Thạch Thất cho vùng đồi và giống Hồng Nhân Hậu cho vùng đất thấp có mức nớc ngầm cao.

Diện tích trồng hồng quả trên địa bàn Hà nội không nhiều chiếm 14,6 ha trong đó tập trung ở Sóc Sơn với 4,3 ha, Gia Lâm 3,7 ha, Đông Anh 2,7 ha. Trong tổng số diện tích này thì diện tích cây cho ăn quả (KD) là 10,3 ha chiếm 72,0% diện tích.

Cây hồng quả đã đợc đề cập nhiều trong các chơng trình phát triển cây ăn quả của các huyện song diện tích cha đợc mở rộng do có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế của cây cha cao nh thời kỳ KTCB kéo dài (5 năm), cho quả ổn định song năng suất thấp do hiện tợng rụng quả nhiều của các giống đang trồng. Vì vậy để phát triển cây hồng cần chọn lọc đợc giống phù hợp.

Năng suất trung bình của cây hồng toàn thành phố đạt 20,9kg, năng suất quả ở độ tuổi KD1 là 10,1 kg/cây, KD2 là 21,9 kg/ cây và KD3 là 31,7kg/ cây (theo kết quả điều tra), nh vậy năng suất quả/ha đạt 2,8 - 6,5 tấn/ha, năng suất này thấp hơn so với các vùng khác (Lạng Sơn đạt khoảng 8 tấn/ha, Nghệ An 12 tấn/ha).

Đối với cây Hồng trồng ở địa bàn Hà nội là một lợi thế, nhất là đối với các giống hồng chín, vừa là cây ăn quả, vừa là cây cảnh, có thể trồng xen nhiều loại cây. Cây hồng là cây đợc chú ý trồng ở Sóc Sơn, Đông Anh.

3.2.4.2. Đặc điểm giống, sinh trởng và phát triển cây Hồng quả

Điều tra, khảo sát sức sinh trởng và phát triển của cây Hồng trên 3 địa bàn Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm cho thấy, ở thời kỳ KTCB cây hồng trồng ở Hà nội đạt đợc các chỉ tiêu ở mức độ khá, trung bình chiều cao đạt khoảng 1,6m, đ- ờng kính tán 1,2m với 3,3 cấp cành và trong 1 năm có 2 đợt lộc ra mới. Cây hồng là cây có tốc độ sinh trởng chậm và rụng lá qua các thời kỳ mùa đông. Theo quan sát của chúng tôi, điều kiện trồng ở Hà nội, cây hồng vẫn có thời gian nghỉ đông đủ để cây phân hoá và ra hoa tốt. Trong thời kỳ KD cần chú ý giải quyết vấn đề sự rụng quả ở thời kỳ đầu làm một số quả trên cây không nhiều đến lúc thu hoạch. Theo khảo sát cho thấy số quả đạt đợc là 422,3 quả/cây.

Từ kết quả khảo sát cho thấy cần chú ý công tác giống và vùng trồng thích hợp đối với loại cây này. Sóc Sơn có chủ trơng phát triển cây Hồng lên vùng đồi, cần chú ý tuyển chọn giống nhằm tăng tỷ lệ đậu quả.

3.2.4.3. Tình hình chăm sóc, bón phân cho cây hồng quả

Mới chỉ có khoảng 50 - 60% số hộ trồng hồng chú ý tới bón phân cho cây. Theo kết quả điều tra thì lợng phân bón cho cây đạt trung bình: 20,0kg phân chuồng, 1,9 kg phân hỗn hợp, 1,1kg ure, 1,3kg lân và 0,6kg kali trong 1 năm. Phân kali chỉ có khoảng 6,1% số hộ áp dụng, 67,9% số hộ thực hiện bón lân. ở Đông Anh việc bón phân ở mức không cao, có đến 50% số hộ bón các loại phân. ở Gia Lâm cây hồng ít đợc chú ý bón phân hơn, nhất là các loại phân vô cơ. ở Sóc Sơn không sử dụng phân kali để bón. Chế độ bón phân cho cây hồng không đợc chú ý nhiều, nhiều tài liệu nớc ngoài đều cho rằng cây cần nhiều lân để sinh trởng, phát triển, phân đạm cần ở mức không nhiều, đây là vấn đề cần quan tâm để nâng cao năng suất của cây.

Về khâu chăm sóc cho cây, các hộ đều tiến hành tới nớc chiếm tới 95% số hộ, tiếp đó là phun thuốc BVTV, xới xáo, tỉa cành, hoa quả; các hộ đợc điều tra đều cho rằng có khó khăn về kỹ thuật chăm sóc. Cây hồng là cây có đặc điểm sinh học khá phức tạp nh quá trình hoá hoa, thụ phấn …do vậy cần chú ý đến kỹ thuật chăm sóc.

3.2.4.4. Chất lợng sản phẩm cây hồng quả

Kết quả phân tích, đánh giá phẩm chất quả hồng giống Thạch Thất trồng tại nhà ông Toàn - Phủ Lỗ - Sóc Sơn cho thấy, quả hồng trồng ở Sóc Sơn có phẩm chất quả khá tốt và giàu dinh dỡng (hàm lợng đờng, vitamin C và A) cũng nh tỷ lệ sử dụng cao. So sánh với giống hồng chín cùng loại bán ở thị trờng (hồng Đà Lạt), phẩm chất quả về mặt hoá sinh, các chỉ tiêu thành phần cơ giới thấp hơn

nhng sự khác biệt không nhiều. Cây hồng là cây đợc đánh giá cao về quả đối với thị trờng cũng nh ngời sản xuất (xem phụ lục 8).

3.2.4.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trờng của cây Hồng quả

- Hiệu quả kinh tế: Hồng quả là loại cây có chu kỳ kinh tế dài, sản phẩm quả có chất lợng cao, thị trờng a sử dụng, dễ vận chuyển. Thu nhập và thu nhập thuần từ hồng quả không cao nhng tỷ suất lợi nhuận ở mức trung bình khá so với nhiều loại cây ăn quả khác. Hồng quả nếu đợc trồng xen với các loại cây ăn quả khác sẽ cho thu nhập cao hơn. 1ha hồng quả cho bà con nông dân thu nhập khoảng 21,7 triệu đồng/năm, thu nhập thuần khoảng 19,6 triệu đồng/năm (xem phụ lục 9)

- Hiệu quả môi trờng: Hồng quả thích hợp với môi trờng đất dốc, cao hạn, thiếu nớc, nhiệt độ thấp do đó góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, chống xói mòn và rửa trôi cho đất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện tượng xung đột trong hệ thống kênh phân phối của sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc Cargill, tìm hiểu nguyên nhân và các cách giải quyết xung đột đó. (Trang 66)