Hệ thống cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh

Một phần của tài liệu Phân tích hiện tượng xung đột trong hệ thống kênh phân phối của sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc Cargill, tìm hiểu nguyên nhân và các cách giải quyết xung đột đó. (Trang 63)

4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu

3.2.3. Hệ thống cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh

3.2.3.1. Hiện trạng phân bố cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh (Achras Sapota Lamk)

Hồng xiêm là cây trồng khá phổ biến ở các vờn quả của các hộ gia đình trên địa bàn Hà nội. Là cây nhiệt đới, song hồng xiêm có tính thích ứng rộng, năng suất ổn định, ít sâu bệnh. Giống hồng xiêm Xuân Đỉnh với hơng thơm, vị đậm, ruột vàng ngà, ít hạt, thịt quả mịn, ít xơ là giống hồng đợc các chủ vờn trồng nhiều hơn so với giống hồng xiêm Thanh Hà, Hồng xoài Huế.

Toàn thành phố hiện tại có 259,7 ha trồng hồng xiêm với giống hồng xiêm Xuân Đỉnh, trong đó có 25,6 ha ở thời kỳ KTCB (10%) và 234,1 ha ở thời kỳ KD (90%). Diện tích trồng mới hồng xiêm Xuân Đỉnh trong những năm qua không tăng nhiều với diện tích KD1 46,3 ha chiếm 19,8%, diện tích KD2 103,8 ha chiếm 44,3% và diện tích KD3 84 ha chiếm 35,9%. Khó khăn trong việc thu hoạch vì khó nhận biết quả đủ độ chín để thu hoạch. Hiện tại diện tích trồng tập trung ở huyện Từ Liêm 60,4 ha với 53,0 ha kinh doanh, Đông Anh 64,7 ha với 59,6 ha kinh doanh, tiếp đó là Thanh Trì, Gia Lâm. Những cây có độ tuổi cao tập trung ở Từ Liêm và một số ít ở Gia Lâm, còn các huyện khác cây hồng xiêm ở độ tuổi KD2 chiếm u thế.

Về năng suất quả, trung bình toàn thành phố đạt 101,1 tạ/ha và đạt sản l- ợng toàn thành phố là 2100 - 2500 tấn/năm. Các chỉ tiêu về năng suất hồng xiêm ở Hà nội thấp so với bình quân chung (từ 15 - 25 tấn/ha).

Số lợng quả/cây, theo điều tra thống kê ở Sóc Sơn là 700 quả, ở Gia Lâm 420 quả, ở Đông Anh 670 quả, ở Thanh Trì 900 quả, ở Từ Liêm 620 quả.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, hồng xiêm Xuân Đỉnh đạt đợc kích thớc tán cây khá lớn và các vờn có độ tuổi cao, phần lớn các cành đã giao tán nhau và vì vậy năng suất quả không đạt đợc tối u. Đây là vấn đề cần quan tâm khi tiến hành phục tráng lại giống hồng xiêm Xuân Đỉnh.

Sự phân bố của hồng xiêm Xuân Đỉnh phổ biến ở các vờn nhà, vờn trong khu dân c, trồng ở vờn đồng không nhiều ngay cả ở các xã có diện tích vờn khá rộng nh Sóc Sơn, Đông Anh.

3.2.3.2. Đặc điểm về giống, sinh trởng, phát triển của cây hồng xiêm Xuân Đỉnh

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây hồng xiêm sinh trởng đạt mức trung bình khá về các chỉ tiêu chiều cao cây, đờng kính tán, số cấp cành. Trung bình của thành phố, hồng xiêm đạt chiều cao 3,6m, đờng kính tán 3,1m và ra từ 2 - 3 cấp cành trong thời kỳ KTCB. Số liệu điều tra cho thấy, ở Đông Anh cây hồng xiêm sinh trởng tốt hơn so với các huyện khác. ở Sóc Sơn cây hồng xiêm sinh tr- ởng kém hơn do đất đai ở đây thờng bị khô hạn trong mùa khô.

Trong thời kỳ kinh doanh cây đạt chiều cao trung bình 8,1m, đờng kính tán 7,1m và chu vi thân 52,4 cm. Cây hồng xiêm thời kỳ này có kích thớc khá lớn vì vậy cần bố trí khoảng cách và mật độ thích hợp. Đã quan sát thấy hiện t- ợng rụng hoa, quả non ở những vờn trồng dày ở Xuân Đỉnh trong thời kỳ kinh doanh. ở 5 huyện, theo điều tra, hồng xiêm đều ra hoa chính vào tháng 2 kéo dài đến tháng 5, ở Từ Liêm còn thấy có đợt ra hoa vào tháng 7 - 8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của hồng xiêm khá cao. Trung bình năng suất quả của cây > 20 tuổi đạt 70 - 80 kg/cây, tuy nhiên thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 10 và nh vậy số quả trên cây có thể đạt 600 - 700 quả. ở Gia Lâm, cây hồng xiêm đạt số quả thấp hơn so với các huyện khác, quả có trọng lợng đạt 95 gr/quả, màu sắc vỏ quả không biến động nhiều, ăn ngọt và có sắc hồng ở thịt quả.

- Giống và cây giống hồng xiêm Xuân Đỉnh

Điều tra, khảo sát tại Xuân Đỉnh, nơi trồng hồng xiêm truyền thống, cây hồng xiêm cao tuổi nhất trong số hộ điều tra là cây của cụ Đỗ Đình Nghị, trồng từ năm 1918 có chiều cao đến 15m, đờng kính tán 13m, chu vi thân 135cm. Đây là dạng hồng xiêm có quả thuôn dài (tên gọi địa phơng là dạng trứng ngỗng) với trọng lợng quả đạt 65 - 70 gr. Màu đỏ hồng ở thịt quả. Qua điều tra khảo sát chúng tôi còn thấy ngoài dạng trứng ngỗng, ở Xuân Đỉnh còn có dạng quả hình

tim tròn, quả có trọng lợng lớn hơn 75 - 80 gr, với lá dài hơn. Cả hai dạng, lá xanh đậm, lá non mới ra có màu xanh nhạt, các mép lá đều lợn sóng và quả có màu nâu, thịt quả vàng hồng đến vàng hồng đậm.

Theo bà con ở xã Xuân Đỉnh thì dạng hình tim có năng suất cao hơn 72 kg quả/cây. Các cây trồng ở huyện Từ Liêm cũng nh ở các huyện khác đều là cây giống nhân bằng phơng pháp chiết cành. Vấn đề khó khăn đối với các hộ trồng là phơng pháp chiết để nhân giống đối với hồng xiêm.

Theo giáo s Trần Thế Tục, rễ hồng xiêm thuộc loại ăn nông, đại bộ phận tập trung ở tầng đất 0 - 40 cm(90 - 92% khối lợng rễ). Độ canxi của rễ cách gốc khoảng 150 - 250 cm, nhng phần lớn tập trung ở khoảng cách 0 - 100 cm (80 - 85% khối lợng rễ). Bộ rễ hồng xiêm Thanh Hà ăn sâu và rộng hơn hồng xiêm Xuân Đỉnh. Hồng xiêm Thanh Hà có bộ khung tán khoẻ, lá nhiều và năng suất các lứa đều hơn các giống hồng xiêm Xuân Đỉnh.

3.2.3.3. Tình hình chăm sóc, bón phân cho cây hồng xiêm Xuân Đỉnh

Số liệu điều tra khảo sát cho thấy, cây hồng xiêm ít đợc đầu t chăm sóc hợp lý, ngoại trừ vùng trồng truyền thống là Xuân Đỉnh của Từ Liêm, đầu t chăm sóc đạt mức khá. Trung bình của thành phố phân chuồng 20kg/gốc, NPK là 2,7 kg, đạm ure 0,9kg, lân 2,2 kg và kali 0,4 kg/cây/năm với 2 - 3 lần bón, với mức độ khoảng 50% số hộ tiến hành bón. 20% số hộ dùng phân kali để bón.

Các chăm sóc khác, qua điều tra có 88,6% số hộ có tới nớc cho cây và khá đồng đều ở các nơi trồng, nhng kỹ thuật chăm sóc khác chỉ có khoảng 17 - 20% số hộ áp dụng. Những kỹ thuật tải quả, phun các chế phẩm cho cây hầu nh không áp dụng ở các hộ điều tra. Cây hồng xiêm là cây dễ thích nghi với yêu cầu chăm sóc nh hiện tại, đạt năng suất khá và nếu đợc đầu t chăm sóc hợp lý năng suất sẽ cao hơn.

Những khó khăn về kỹ thuật trồng trọt, có 62,4% số hộ trả lời có gặp khó khăn, nhất là về khâu nhân giống hồng. Thời vụ trồng hồng ở Hà nội chủ yếu vào vụ xuân, từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

3.2.3.4. Chất lợng sản phẩm cây hồng xiêm Xuân Đỉnh

Kết qủa điều tra cho thấy, hồng xiêm Xuân Đỉnh có phẩm chất quả u việt hơn hồng xiêm Thanh Hà về cả thành phần hoá sinh cũng nh thành phần cơ giới của quả, số hạt trong quả. Nếu so sánh các địa điểm trồng khác nhau đối với hồng xiêm Xuân Đỉnh cho thấy trồng hồng xiêm Xuân Đỉnh phẩm chất quả đều khá hơn các địa điểm trồng khác (Đông Anh, Sóc Sơn) về thành phần hoá sinh, khối lợng quả, số hạt/ quả, tỷ lệ thịt quả …Tuy nhiên ở địa điểm trồng Đông Anh, Sóc Sơn chất lợng quả hồng xiêm Xuân Đỉnh so với trồng ở Xuân Đỉnh cũng không thua kém nhiều. Điều này cho thấy nếu đợc chăm sóc tốt, bón phân tốt

hơn thì chất lợng quả của các địa điểm trồng khác nhau cũng có thể đợc cải thiện tốt hơn (xem phụ lục 8).

3.2.3.5. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trờng của cây hồng xiêm Xuân Đỉnh

- Hiệu quả kinh tế: Là giống hồng xiêm có chất lợng tốt, có khả năng thích nghi rộng, chu kỳ kinh tế kéo dài, sản phẩm dễ vận chuyển do đó giá trị kinh tế cao. So với bởi Diễn và cam Canh, hồng xiêm Xuân Đỉnh có thu nhập và thu nhập thuần không cao bằng nhng cao hơn các loại cây ăn quả khác. 1ha hồng xiêm Xuân Đỉnh bà con nông dân thu nhập đợc khoảng 24,5 triệu đồng và thu nhập thuần là 21,1 triệu đồng (xem phụ lục 9).

- Hiệu quả môi trờng: Hồng xiêm là cây có phổ thích nghi rộng, do đó nếu đợc trồng trên các loại đất lâm nghiệp, đất trống đồi núi trọc và đất chuyên màu chuyển đổi, vừa khai thác sản phẩm quả vừa tăng độ che phủ đất. Ngoài ra hồng xiêm đợc trồng kết hợp với tập đoàn cây ăn quả khác hình thành địa bàn khai thác du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện tượng xung đột trong hệ thống kênh phân phối của sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc Cargill, tìm hiểu nguyên nhân và các cách giải quyết xung đột đó. (Trang 63)