XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG TRÊN THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 53)

ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ

I. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG TRÊN THỊ TRƯỜNGXÂY DỰNG. XÂY DỰNG.

Ngành xây dựng hiện nay được đánh giá là đón nhận nhiều điều kiện thuận lợi cho sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế 2008, 2009. Trước tiên, đó là sự họat động sôi nổi trở lại của thị trường bất động sản, đặc biệt là trong mảng nhà ở và văn phòng cho thuê. Bên cạnh những công trình đang thi công, một loạt các dự án BOT xây cầu, cảng và đường mới được Chính Phủ thông qua trong 2009 dự kiến sẽ được bổ sung thực hiện trong năm 2010. Năm 2010 Hà Nội tiếp tục triển khai khoảng 240 dự án, đồ án bị trì hoãn năm ngoái, riêng việc chính phủ hỗ trợ 8000 tỷ đồng cho xây dựng nhà ở cho học sinh sinh viên giai đoạn 2009 – 2010 đã khuyến khích nhiều nhà đầu tư bắt tay thực hiện các dự án mới mang lại nhu cầu lớn cho ngành xây dựng. Thứ hai, đó là đầu tư cơ sở hạ tầng được thúc đẩy triển khai để phục vụ cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong tương lai. Thứ ba, thị trường vật liệu xây dựng đã đi vào ổn định, từ cuối năm 2008, giá các loại VLXD cơ bản như xi măng, thép đều giảm và duy trì ở mức khá ổn định. Nguyên nhân chủ yếu là do giá VLXD trên thị trường thế giới giảm mạnh, nguồn cung của một số mặt hàng như thép, xi măng được bổ sung khá dồi dào trong năm 2009 và đang dần đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, khiến giá cả ổn định hơn.

Sự hồi phục của ngành xây dựng trong năm 2009 phần lớn dựa trên những yếu tố có tính ổn định, nên sẽ tiếp tục tạo đà cho sự tăng trưởng trong 1- 3 năm tới. Bên cạnh xu hướng phát triển của ngành xây dựng, thì chúng ta không thể bỏ qua được sự phát triển của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ KH&ĐT công bố sau khi thực hiện khảo sát công tác đầu thầu của Việt nam và so với thang điểm tiêu chuẩn của tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế OECD vào năm 2008 “thì hệ thống đấu thầu công của Việt Nam chỉ đạt 109 điểm (điểm tối đa là 162 điểm), bằng 67% so với thang điểm tiêu chuẩn” Điểm số này tương đương hạng C (hạng D là thấp nhất) trong bảng phân loại về chất lượng hệ thống đấu thầu quốc gia theo chuẩn mực quốc tế. Từ thực tế này cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong hệ thống đấu thầu của Việt Nam. Điển hình như quá trình phê duyệt các hợp đồng lớn quá phức tạp và kéo dài, có thể mất 60 ngày đối với một hoạt động đấu thầu đơn lẻ, trong khi luật quy định

tối đa là 20 ngày, hoặc kéo dài đến 90 ngày đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng, trong khi luật quy định tối đa là 30 ngày.

Mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam cần cải thiện cấp xếp hạng hệ thống đấu thầu quốc gia lên mức B, dù hiện nay chưa có kết quả chính thức về mức xếp hạng này nhưng có thể nói mức độ minh bạch hóa trong hoạt động đấu thầu đã được cải thiện đáng kể, thúc đẩy hiệu quả các công trình dự thầu, giảm thiểu các tiêu cực và hoạt động đấu thầu trở thành kênh lựa chọn nhà đầu tư hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng phát triển mạnh mẽ với rất nhiều chính sách ưu đãi là sự hỗ trợ rất lớn cho các nhà đầu tư.

Nắm bắt được cơ hội này, Công ty cần chủ động được tài chính, xây dựng các nguồn vốn hợp lý để có thể nhận được các dự án dự thầu có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w