Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 32)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ

1. Năng lực tài chính

Để đánh giá về năng lực đấu thầu của một doanh nghiệp xây dựng, điều đầu tiên ta phải nghĩ ngay đến đó là năng lực tài chính của họ. Tài chính càng vững mạnh thì khả năng thắng thầu các dự án càng cao, lợi nhuận thu về càng nhiều.

Chúng ta sẽ tiến hành phân tích năng lực tài chính thông qua các chỉ tiêu sau: Cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời.

1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Để có thể đánh giá về cơ cấu nguồn vốn, và có cơ sở để đánh giá các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán và khả năng sinh lời em xin trình bày một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán: ( bảng 4)

Bảng 4: Một số chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Nghìn đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 I. Tổng tài sản 1,100,069,198.00 1,256,500,814.00 1,198,112,866.00 1,232,246,025.00 1 Tài sản lưu động 754,456,518.00 808,506,640.00 721,722,101.00 711,552,749.00 2 Tài sản cố định 345,612,680.00 447,994,174.00 476,390,765.00 520,693,276.00

3 Tài sản lưuđộng/Tổng tài sản 0.69 0.64 0.60 0.58

4 Tài sản cốđịnh/Tổng tài sản 0.31 0.36 0.40 0.42 II. Nguồn vốn 1,100,069,198.00 1,256,500,814.00 1,198,112,866.00 1,232,246,025.00 1 Nguồn vốn chủ sởhữu 379,979,993.00 484,630,340.00 481,944,581.00 494,040,032.00 2 Nợ phải trả Nợ ngắn hạn 406,424,256.00 400,520,474.00 348,592,748.00 350,972,422.00 Nợ dài hạn 313,664,949.00 371,350,000.00 367,575,537.00 387,233,571.00 3 Hệ số nợ 1.90 1.59 1.49 1.49

4 Nguồn vốn chủ sởhữu/ Tổng nguồn vốn.

0.35 0.39 0.40 0.40

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm)

Qua bảng 4 ta thấy, tổng tài sản có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy có sự giảm sút vào năm 2008 nhưng không đáng kể và đã phục hồi trở lại vào năm 2009. Tổng tài sản năm 2006 là 1100 tỷ đồng, đến năm 2009 tăng lên 1232 tỷ.

Hệ số tài sản lưu động/ tổng tài sản năm 2006 là 0,69 và liên tục giảm đi vào các năm kế tiếp 0,64 ; 0,60; 0,58. Mặc dù sự suy giảm này có thể được giải thích rằng công ty đã giảm vốn lưu động để đầu tư vào tài sản cố định nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xử lý các vấn đề có tính chất đột biến. Tuy nhiên hệ số này dao động ở mức 0,6 là tương đối ổn định. Tài sản lưu động tăng là do công ty đã huy động được tiền nhàn rỗi của công nhân viên , làm tăng khối lượng tiền mặt cho công ty, bên cạnh đó do có uy tín trên thị trường nên công ty đã nhận được sự hợp tác của nhiều tổ chức tín dụng.

Tài sản cố định, hệ số tài sản cố định/ Tổng tài sản tăng dần qua các năm từ 0,31 năm 2006 đến 0,42 năm 2009 chứng tỏ công ty vẫn rất chú trọng trong việc đầu

tư mua sắm máy móc trang thiết bị. Đầu tư lớn vào máy móc thiết bị có thể đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công trình nhưng vẫn tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu… góp phần nâng cao năng lực của công ty, đặc biệt là năng lực đấu thầu.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về tài sản cố định và tổng tài sản, em đưa ra biểu đồ so sánh dưới đây ( biểu 4)

Biểu 4: Biểu đồ so sánh tổng tài sản và tài sản cố định

( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)

Tiếp tục xem xét mục nguồn vốn trên bảng 4, nguồn vốn của công ty đựơc hình thành nên từ vốn nhà nước, vốn vay, huy động, vốn tự có, vốn liên doanh liên kết. Ta thấy hệ số nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn chưa cao (chỉ dao động trong khoảng 0.35 đến 0.4). Với tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu như vậy, khả năng đầu tư của công ty sẽ bị hạn chế rất nhiều, bởi khi đầu tư các dự án mới thì phần lớn phải đi vay vốn, gây khó khăn và chậm trễ cho tiến độ của các công trình, đồng thời cũng không được đánh giá cao về năng lực đấu thầu khi tham gia đấu thầu.

Một tiêu chí nữa để đánh giá năng lực tài chính của công ty đó là hệ số nợ, nó cho biết khả năng đối mặt với các khoản nợ của công ty. Mục nguồn vốn ở bảng 4 cho thấy hệ số nợ của công ty giảm dần từ 1.9 năm 2007 xuống còn 1.5 năm 2009, như vậy họ đang dần kinh doanh trên đồng vốn của mình nhiều hơn là vốn vay, hệ số nợ ở mức này cũng khá an toàn. Tuy nhiên tổng số nợ hơn 738 tỷ không phải là nhỏ, vẫn là điều rất đáng ngại của công ty.

1.2. Chỉ tiêu về doanh lợi

Doanh lợi là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp. Xem xét doanh thu, lợi nhuận, và các hệ số tỷ suất lợi nhuận cho chúng ta một kết quả chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để đánh giá doanh lợi của công ty, ta có một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong bảng dưới đây:

Bảng 5: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

1 Doanh thu 438,134,208.00 837,221,404.00 812,891,100.00 778,247,882.00 2 Doanh thu xây lắp 438,134,111.99 837,221,311.25 812,890,917.66 778,246,894.00 3

Lợi nhuận trước

thuế 20,244,288.00 25,006,256.00 30,305,175.00 28,107,475.00 4 Lợi nhuận sau thuế 15,175,959.00 20,444,505.00 22,533,628.00 21,080,606.25 5

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Doanh

thu 4.62% 2.99% 3.73% 3.61%

6 Tỷ suất lợi nhuậnsau thuế/ Doanh thu 3.46% 2.44% 2.77% 2.71%

7

Tỷ suất sinh lợi của nguồn vốn chủ sở

hữu.(ROE) 3.99% 4.22% 4.68% 4.27%

8 Tỷ suất sinh lợi củatài sản.(ROA) 1.38% 1.63% 1.88% 1.71%

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Nhìn vào số liệu bảng 5 ta thấy doanh thu của công ty có sự gia tăng đột biến vào năm 2007, từ 438 lên 837 tỷ đồng, đây có thể nói là một bước tiến ngoạn mục, đánh dấu sau 1 năm sự kiện cổ phần hóa của công ty. Điều này cho thấy sự chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa và quyết định đầu tư lớn vào tài sản cố định ( hơn 100 tỷ đồng năm 2007) là một bước đi đúng đắn của công ty. Bên cạnh đó, 2007 là năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế có những chuyển biến rõ rệt, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn, đầu tư nước ngoài tăng, vì vậy nhu cầu xây dựng tăng đột biến kể cả những công trình dân dụng hay công nghiệp. Công ty cũng không nằm ngoài tác động này, với doanh thu tăng gần gấp đôi và lợi nhuận tăng hơn 5 tỷ đồng.

Vào năm 2008, 2009 trước ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, doanh thu của công ty giảm từ 837 tỷ đồng xuống gần 813 tỷ năm 2008 và 778 tỷ đồng năm 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận của năm 2008 vẫn tăng lên và chỉ suy giảm chút ít vào năm 2009 cho thấy công ty đã vững vàng và đang từng bước vượt qua khủng hoảng.

Ta có biểu đồ thể hiện sự gia tăng của lợi nhuận như sau:

Biểu 5: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng của lợi nhuận giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Mục tỷ suất sinh lợi trong bảng 5 cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu chưa cao (ROE = 4-5 %, ROA = 1 -2 %) như vậy việc sử dụng nguồn vốn để kinh doanh chưa có hiệu quả. Tuy nhiên điều này cũng có thể được giải thích một phần rằng đặc trưng của ngành xây dựng là phần vốn đầu tư vào tài sản cố định và phần vốn bị tồn đọng dưới các công trình dở dang là lớn, do đó khả năng sinh lời của những đồng vốn đó là rất ít.

1.3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cho biết khả năng đối mặt với các khoản nợ đến hạn như thế nào. Nếu khả năng thanh toán lớn, chứng tỏ tài chính của công ty rất lành mạnh và rủi ro về các khoản nợ là thấp. Các chỉ tiêu như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh thường được dùng để đánh gía khả năng thanh toán và được trình bày trong bảng 6 dưới đây.

Bảng 6: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1 Khả năng thanh toán hiện hành 1.86 2.02 1.601 1.58 2 Khả năng thanh toán nhanh 0.58 0.67 0.64 0.64

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Khả năng thanh toán hiện hành là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Ở công ty xây dựng Lũng Lô, hệ số khả năng thanh toán dao động từ 1,86 năm 2006, 2,02 năm 2007, giảm xuống còn 1,6 năm 2008 và tiếp tục suy giảm còn 1, 58 vào năm 2009.

Khả năng thanh toán nhanh luôn nhỏ hơn 1 bởi nó được tính đến các khoản nợ ngắn hạn nhưng chưa đến hạn. Bảng 6 cho thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh dao động từ 0,58 – 0,67 là một tín hiệu đáng mừng. Như vậy, theo tương quan so sánh, thì khả năng thanh toán như thế này là chấp nhận được. Có thể nói công ty có khả năng đối mặt tốt với các khoản nợ.

Qua những phân tích tài chính ở trên, có thể nói tài chính của công ty khá lành mạnh, có tổng tài sản khá lớn và tình hình kinh doanh tương đối ổn định. Lợi nhuận tăng đều đặn qua các năm, khả năng thanh toán tốt.

Bên cạnh những ưu điểm đó, cũng còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn chưa cao, gây ra nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Việc sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả, khả năng sinh lời thấp. Nguyên nhân của việc này là do công ty chưa có kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý, dẫn đến vốn huy động nhỏ nhặt, không đáng kể, vốn sử dụng lúc thì bị thất thoát, lãng phi, lúc thì không cung cấp kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ công trình. Bên cạnh đó công tác thị trường của công ty còn nhiều bất cập, công ty chưa có bộ phận marketing đúng nghĩa, chưa khai thác được triệt để mảng thị trường của mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w