Thực trạng họat động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 26)

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 1.Sự hình thành và phát triển

1.5.Thực trạng họat động sản xuất kinh doanh

1.5.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh

Năm 2008, 2009 cả thế giới đang đương đầu với một cơn khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong 70 năm trở lại đây. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của cơn khủng hoảng đó. Các họat động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu đồng lọat gặp khó khăn và rơi vào đình trệ. Ngành xây dựng cũng phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng của nhu cầu nhà ở, văn phòng và các công trình dân dụng, bên cạnh đó nguyên vật liệu xây dựng cũng đua nhau tăng giá khiến các doanh nghiệp trong ngành càng phải lao đao. Các dự án đã thi công thì không thể thu hồi vốn, còn các dự án khác

cũng phải dãn tiến độ và buộc phải ký hợp đồng từng giai đoạn để chia sẻ rủi ro. Sau 6 tháng đầu năm doanh thu đạt 268,5 tỷ đồng, chỉ đạt 34,5% kế hoạch năm. Đứng trước những khó khăn như vậy, ban lãnh đạo luôn có sự theo dõi và chỉ dẫn sát sao, từng bước đưa công ty vượt qua và hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 2009.

Dưới đây là bảng doanh thu, lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009:

Bảng 1 : Doanh thu, lợi nhuận giai đoạn 2007 – 2009

Đơn vị tính : Nghìn đồng

Năm

2007 2008 2009

Giá trị Giá trị So với2007 Giá trị So với2008 Doanh thu 837,221,404.00 100.00% 812,891,100.00 97.09% 778,247,882.00 95.74%

Lợi nhuận sau

thuế 20,444,505.00 100.00% 22,533,628.00 110.22% 21,080,606.25 93.55%

(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhìn vào bảng trên (bảng 1) ta thấy doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2008 giảm so với năm 2007 (chỉ còn 97,09%), năm 2009 so với 2008 giảm chỉ còn 95,74%. Tương ứng với điều đó, lợi nhuận cũng có sự biến động đáng kể. Năm 2008, dù giá trị sản xuất kinh doanh năm giảm nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng lên tới 110,22%, điều này chứng tỏ công ty đã có những chính sách hợp lý để cắt giảm chi phí và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn của mình. Tiếp tục sang năm 2009, không nằm ngoài vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế, sự sụt giảm của tất cả các ngành, các doanh nghiệp lợi nhuận của công ty cũng giảm chỉ còn 93,55% so với 2008. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác thì mức suy giảm doanh thu còn 95 – 97% năm trước là một mức chấp nhận được.

Trong năm công ty đã ký được 151 hợp đồng mới với giá trị hơn 800 tỷ đồng. Cụ thể bảng 2 dưới đây :

Đơn vị tính : Tỷ đồng Số lượng Tổng giá trị Hợp đồng xây lắp 24 643.28 Hợp đồng Bom mìn 112 147 Hợp đồng Khảo sát thiết kế 15 20.72

(Nguồn : Phòng Kế hoạch – kỹ thuật)

Trong số các hợp đồng ký mới này (bảng 2), 78% số hợp đồng đã hoàn thành, chủ yếu là hợp đồng bom mìn và khảo sát thiết kế, còn lại các hợp đồng khác kéo dài khoảng 2 – 3 năm.

1.5.2. Thực trạng hoạt động đấu thầu

a. Kết quả hoạt động đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng Lũng Lô trong giai đoạn 2006 – 2009.

Giai đoạn 2006 – 2009 là giai đoạn mà nền kinh tế có nhiều biến động, và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của những sự biến động đó. Bảng 3 cho thấy sự thay đổi về số lượng các công trình tham gia đấu thầu và số công trình trúng thầu, giá trị trung bình của một hợp đồng trúng thầu của công ty xây dựng Lũng Lô qua các năm từ 2006 – 2009.

Bảng 3 : Kết quả hoạt động đấu thầu xây lắp giai đoạn 2006 – 2009

Năm Số công trìnhtham gia đấu thầu Số công trình trúng thầu Tổng giá trị(tỷ đồng) Giá trị trung bình trên 1 hợp đồng (tỷ đồng) Tỷ lệ trúng thầu (= Số công trình trúng thầu/ Số công trình tham gia đấu thầu)

2006 31 22 429 19.5 70.97%

2007 36 27 592 21.9 75.00%

2008 27 20 489 24.5 74.07%

2009 34 24 643.3 26.8 70.59%

Nhìn vào bảng 3, có thể thấy rằng trong những năm qua công ty đã thi công nhiều công trình có quy mô lớn, giá trị cao, tính chất phức tạp cao. Giá trị trung bình trên một hợp đồng tăng lên từ 19,5 tỷ đồng( năm 2006) đến 26,8 tỷ đồng (năm 2009). Số công trình tham gia đấu thầu và số công trình trúng thầu cũng có sự tăng giảm nhẹ qua các năm : tăng lên vào năm 2007, giảm xuống ở năm 2008, và tăng lên trở lại vào 2009, điều này hoàn toàn đúng với xu thế chung của ngành xây dựng cũng như của nền kinh tế. Theo dõi biểu đồ 1 chúng ta sẽ thấy rõ hơn sự biến thiên này.

Biểu 1: Biểu đồ so sánh số công trình tham gia đấu thầu và số công trình trúng thầu

(Nguồn : Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)

Qua biểu đồ 1 ta thấy số lượng các công trình tham dự thầu tỷ lệ thuận với nhau. Tuy nhiên cả hai chỉ số này đều biến động liên tục. Đúng như xu hướng chung, năm 2007 là năm thịnh vượng nhất của công ty do hiệu quả của của họat động cổ phần hóa.

Sang năm 2008, công ty dè dặt trong việc đấu thầu. Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc, lạm phát cao, giá nguyên vật liệu tăng cao…rất bất lợi cho việc đấu thầu thêm những công trình mới. Ngay cả việc đảm bảo cho các công trình đang thi công đúng tiến độ cũng rất khó khăn bởi lãi suất vay ngân hàng lên đến 20% là một gánh nặng rất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn đối với bất kỳ doanh nghiệp xây dựng nào không riêng gì công ty xây dựng Lũng Lô.

Mặt khác họat động xây dựng có đặc điểm là thời gian thi công kéo dài và giá bán sản phẩm được thỏa thuận trước khi sản phẩm được hoàn thành. Khi mà giá nguyên vật liệu tăng đột ngột, Nhà nước lại chưa có chính sách gì điều chỉnh trong khi việc thi công công trình được ký kết từ trước vẫn phải tiếp tục. Chính điều này đã đẩy các doanh nghiệp các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực xây dựng đứng trước nguy cơ thua lỗ.

Tuy nhiên sang năm 2009, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời và ban lãnh đạo công ty cũng tìm được hướng giải quyết để đưa công ty vượt qua khủng hoảng. Số lượng công trình trúng thầu và giá trị trung bình của các gói thầu bắt đầu tăng trở lại. Các gói thầu lúc này thường được ký kết theo từng hạng mục để chia sẻ bớt rủi ro.

Nếu chỉ dựa vào số lượng các công trình dự thầu và trúng thầu thì không thể có cái nhìn chính xác về kết quả họat động đấu thầu, do đó chúng ta tiến hành xem xét đến tỷ lệ trúng thầu. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ lệ trúng thầu của công ty.

Biểu 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trúng thầu

( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)

Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy, tỷ lệ trúng thầu biến động liên tục nhưng nhìn chung đều khá cao. Tỷ lệ trúng thầu luôn lớn hơn 0,7 là một điều đáng khích lệ và tự hào. Tuy

nhiên, phải nhìn nhận một sự thật là trong tổng số các công trình tham gia đấu thầu thì hơn 50% số công trình đã được “xác định” trước là trúng thầu, số công trình còn lại mới là đấu thầu thực sự dựa trên năng lực.

Dù tỷ lệ thắng thầu có xu hướng giảm nhưng giá trị trung bình một công trình trúng thầu lại tăng, điều này cho thấy năng lực đấu thầu của công ty đã ngày càng tốt hơn, có thể tham gia thi công ở những công trình lớn, phức tạp hơn. Biểu đồ 3 thể hiện giá trị trung bình một hợp đồng thắng thầu, giá trị này liên tục tăng lên đều đặn qua các năm.

Biểu 3: Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình một hợp đồng thắng thầu

( Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)

b. Đánh giá họat động đấu thầu của công ty trong giai đoạn 2006 – 2009. Kết quả họat động đấu thầu là một báo cáo mà dựa vào đó chúng ta có thể đánh giá chính xác nhất cho năng lực đấu thầu của công ty. Nếu kết quả hoạt động đấu thầu tốt chứng tỏ công ty có năng lực đấu thầu cao, và đã sử dụng nó rất hiệu quả.

• Thành tựu.

Họat động đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô ngày càng có hiệu quả hơn. Tỷ lệ thắng thầu khá cao, đặc biệt giá trị trung bình của một công trình trúng thầu ngày càng tăng.

Công ty tham gia thi công nhiều công trình lớn như: Nhà máy thủy điện Đa Mi – Hàm Thuận, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Cảng Bạch Long Vĩ, các công trình Quốc

phòng an ninh như âu tàu phục vụ cứu hộ cứu nạn đảo Song Tử Tây – Trường Sa, 5 gói thầu khác thuộc công trình đường tuần tra biên giới. Các công trình này được đánh giá cao, trao tặng nhiều huân chương cao quý.

Công ty đã tăng cường hoạt động liên doanh, liên kết với nhiều đơn vị trong và ngoài công ty như Công ty cổ phần Lũng Lô 2, Lũng Lô 5, công ty cổ phần Ximăng Mỹ Đức, công ty cổ phần XN máy xây dựng VUTRAC…Sự liên kết ngày càng ổn định và bền vững.

• Hạn chế.

Sỡ dĩ một lý do khiến tỷ lệ thắng thầu của công ty khá cao, bởi vì hơn 50% số công trình mà công ty tham gia đấu thầu đã được chủ đầu tư ưu tiên và sớm có quyết định giao cho công ty xây dựng Lũng Lô. Như vậy đấu thầu chỉ là hình thức để hợp lý hóa các gói thầu. Đây vừa là thế mạnh thể hiện công ty có uy tín và các mối quan hệ khá lớn, nhưng cũng vừa là hạn chế rất lớn. Sự ưu đãi này khiến công ty chủ quan, thụ động không có ý thức tự nâng cao năng lực của mình và dễ bị thua trong các cuộc đấu thầu thực sự.

Hiện nay công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về hoạt động Marketing , do vậy việc tìm kiếm thông tin liên quan đến cuộc đấu thầu còn chậm và thiếu.

Đã có bộ phận chuyên trách về hoạt động đấu thầu song hoạt động chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu tại công ty xây dựng Lũng Lô (Trang 26)