Nghiên cứu bổ sung canxi clorua qua lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 126)

: độ dày vỏ tại vị trí múi lép, ĐKM1 đường kính múi phát triển, ĐKM

1: che bạt sau khi hoa nở hoàn toàn 2 tháng, 2: tưới nước2 ngày/lầ n– 50 lít/cây/lần

4.3.4 Nghiên cứu bổ sung canxi clorua qua lá

Phun CaCl2 qua lá ngay khi hoa nở làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong nhưng không hiệu quả khi phun sau khi hoa nở 8 tuần (Bảng 4.39). Phun CaCl2 qua lá ngay khi hoa nở với nồng độ 1 và 2% làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong 7,5% và 11,5% tương ứng 1,17 và 1,46 lần so với không phun; phun Ca2+ làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong cũng đã được ghi nhận bởi Pechkeo

et al. (2007b), Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2009), Poerwanto et al. (2011).

Kết quả trình bày ở Bảng 4.40 cho thấy phun CaCl2 có ảnh hưởng đến vị trí xì mủ bên trong, làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ ở các vị trí khác nhưng làm tăng tỷ lệ trái bị xì mủ ở vị trí tiếp xúc múi phát triển với múi lép và có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ảnh hưởng của CaCl2 đến vị trí xì mủ bên trong có thể do tác động của Ca2+ đến vách thế bào.

Bảng 4.39 Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%) khi thu hoạch ở các nồng

độ canxi clorua khác nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2 (%) Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong (%) Tỷ lệ trái bị múi trong (%)

0 33,3a 34,8a

0,25 – NKHN 29,0ab 32,8a

0,5 – NKHN 31,8ab 32,5a

1,0 – NKHN 25,8bc 29,8ab

2,0 – NKHN 21,8c 23,8b

0,25 – 8 tuần SKHN 31,8ab 35,5a

0,5 – 8 tuần SKHN 29,3ab 36,3a

1,0 – 8 tuần SKHN 34,5a 36,8a

2,0 – 8 tuần SKHN 33,5a 33,3a

F ** *

CV (%) 15,1 13,3

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

105

Bảng 4.40 Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong ở các vị trí khác nhau (%) khi thu hoạch ở các

nồng độ canxi clorua khác nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2 (%) Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong ở các vị trí khác nhau (%)

LT TX LT+TX K Tổng 0 50,0 18,1c 19,4 12,5a 100 0,25 – NKHN 49,5 18,6c 20,6 11,3ab 100 0,5 – NKHN 48,3 21,1abc 17,4 13,3a 100 1,0 – NKHN 49,0 20,3abc 21,7 9,0b 100 2,0 – NKHN 52,0 24,0a 18,7 5,3c 100

0,25 – 8 tuần SKHN 48,5 23,6ab 14,1 13,8a 100

0,5 – 8 tuần SKHN 47,5 17,2c 22,5 12,8a 100

1,0 – 8 tuần SKHN 52,0 17,3c 16,5 14,3a 100

2,0 – 8 tuần SKHN 51,0 19,6bc 16,2 13,3a 100

F ns ** ns ** -

CV (%) 8,6 13,2 18,3 16,1 -

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

LT: lõi trái, TX: múi phát triển với múi lép, LT + TX: lõi trái và múi phát triển với múi lép, K: vị trí khác, NKHN: ngay khi hoa nở, SKHN: sau khi hoa nở

Kết quả Bảng 4.41 cho thấy CaCl2 không ảnh hưởng phần trăm trọng lượng vỏ và ăn được, đến độ dày vỏ và tỷ lệ chiều cao/chiều rộng trái khi thu hoạch ở cả 2 thời điểm phun nên CaCl2 có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong chủ yếu do tác động của Ca2+ đến vách tế bào. Phun CaCl2 làm tăng hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái dẫn đến làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong (Bảng 4.42), kết quả khảo sát trình bày ở Hình 4.43 trang 85 đã cho thấy hàm lượng Ca2+ trong thịt trái bị xì mủ bên trong thấp hơn so với trái bình thường. Phun CaCl2 ngay khi hoa nở với nồng độ 1 và 2% làm tăng hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái so với không phun là 7,4 và 19,4 mg.100g-1, cao gấp 1,22 – 1,50 theo thứ tự, tuy nhiên không nhận thấy kết quả tương tự khi phun sau khi hoa nở 8 tuần.

Phun CaCl2 ngay khi hoa nở làm tăng hàm lượng pectin trong vách tế bào thịt trái và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, không nhận thấy kết quả tương tự ở giai đoạn 8 tuần SKHN (bảng 4.43). Xử lý CaCl2 2% ngay khi hoa nở làm tăng hàm lượng pectin trong vách tế bào thịt trái 0,68 mg.g-1 và tỷ lệ pectin trong vách tế bào thịt trái 5,4%, tăng gấp 1,38 và 1,21 lần theo thứ tự (Bảng 4.43). Thời điểm và nồng độ CaCl2 trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến hàm lượng hemicellulose và cellulose trong vách tế bào thịt trái khi thu hoạch (Bảng 4.43). Sự gia tăng hàm lượng pectin trong vách tế bào thịt trái

106

làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong trái, kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 4.3 trang 58 đã cho thấy hàm lượng pectin trong vách tế bào thịt trái bị xì mủ bên trong thấp hơn so với trái bình thường và tỷ lệ pectin trong vách tế bào thịt trái cũng thấp hơn 1,33 lần.

Bảng 4.41 Một số đặc tính vật lý trái khi thu hoạch ở các nồng độ canxi clorua khác

nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2 (%) Phần trăm trọng

lượng ăn được (%)

Phần trăm trọng lượng vỏ (%) Độ dày vỏ (mm) Tỷ lệ chiều cao/chiều rộng trái 0 77,4 20,1 8,45 0,86 0,25 – NKHN 74,9 22,1 8,13 0,84 0,5 – NKHN 70,4 26,7 8,20 0,85 1,0 – NKHN 70,6 25,9 7,98 0,84 2,0 – NKHN 71,6 26,4 8,38 0,81 0,25 – 8 tuần SKHN 72,1 24,1 8,15 0,85 0,5 – 8 tuần SKHN 75,5 23,1 8,55 0,85 1,0 – 8 tuần SKHN 72,6 23,4 8,25 0,84 2,0 – 8 tuần SKHN 73,9 24,1 8,10 0,84 F ns ns ns ns CV (%) 5,0 14,1 12,0 5,3

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

NKHN: ngay khi hoa nở, SKHN: sau khi hoa nở

Bảng 4.42 Hàm lượng canxi tổng số trong thịt trái (mg.100g-1) khi thu hoạch ở các

nồng độ canxi clorua khác nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2

(%)

Hàm lượng canxi tổng số trong trái (mg.100g-1)

Ngay khi hoa nở 8 tuần sau khi hoa nở

0 32,9bc 32,9bc 0,25 34,1bc 31,6c 0,5 35,2bc 32,5bc 1,0 40,3b 32,1c 2,0 49,3a 34,5bc F ** CV = 13,5%

Các số trong cùng một bảng có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

107

Bảng 4.43 Thành phần vách tế bào thịt trái khi thu hoạch ở các nồng độ canxi clorua

khác nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2 (%) Pectin (mg.g-1) Hemicellulose (mg.g-1) Cellulose (mg.g-1)

0 1,78c 1,49 3,56 0,25 - NKHN 1,96bc 1,52 3,60 0,5 - NKHN 1,94bc 1,63 3,64 1,0 - NKHN 1,97b 1,64 3,76 2,0 - NKHN 2,46a 1,69 3,68 0,25 - 8 tuần SKHN 1,84bc 1,49 3,72 0,5 - 8 tuần SKHN 1,82bc 1,52 3,48 1,0 - 8 tuần SKHN 1,81bc 1,62 3,60 2,0 - 8 tuần SKHN 1,84bc 1,63 3,68 F ** ns ns CV (%) 5,7 8,2 15,9

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

NKHN: ngay khi hoa nở, SKHN: sau khi hoa nở

Có sự tương quan giữa tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong, hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái, và thành phần vách tế bào với nhau (Bảng 4.44). Có sự tương quan nghịch giữa tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong với hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái ở mức ý nghĩa 1% với hệ số r = - 0,48** (Bảng 4.44). Có sự tương quan thuận giữa hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái với hàm lượng pectin ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,69**) nhưng không có tương quan với hàm lượng cellulose và hemicellulose trong vách tế bào thịt trái (Bảng 4.44). Bảng 4.44 cũng cho thấy tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong có tương quan nghịch với hàm lượng pectin (r = - 0,53**) và tương quan thuận với hàm lượng cellulose trong vách tế bào thịt trái (r = 0,33**).

Bên cạnh ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong, phun CaCl2 còn làm hạn chế tỷ lệ trái bị múi trong và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 4.39). Phun CaCl2 ngay khi hoa nở với làm giảm tỷ lệ trái bị múi trong nhưng không ảnh hưởng khi phun ở giai đoạn 8 tuần sau đó (Bảng 4.39). Phun CaCl2 qua lá ngay khi hoa nở với nồng độ 1 và 2% có tỷ lệ trái bị múi trong là 29,8 và 23,8%, giảm 5,0 – 11,0% so với không phun. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2009), nhóm cho rằng phun CaCl2 qua lá làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong nhưng không ảnh hưởng đến múi trong; tuy nhiên kết quả lại phù hợp với nghiên cứu của

108

Poerwanto et al. (2011), nhóm nhận thấy phun Ca2+ có thể làm giảm tỷ lệ trái bị múi trong.

Bảng 4.44 Tương quan giữa canxi tổng số và thành phần vách tế bào thịt trái khi thu

hoạch (pectin, hemixelulozơ, và cellulose; mg.g-1

)

XM Ca2+ Pectin Hemicellulose Cellulose

XM 1,00 -0,48** -0,53** -0,11 0,33*

Ca2+ -0,48** 1,00 0,69** 0,20 0,04

Pectin -0,53** 0,69** 1,00 0,21 -0,11

Hemicellulose -0,11 0,20 0,21 1,00 -0,07

Cellulose 0,33* 0,04 -0,11 -0,07 1,00

*: tương quan ở mức ý nghĩa 5%; **: tương quan ở mức ý nghĩa 1% Ca2+: hàm lượng Ca2+

tổng số trong thịt trái, XM: tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong

Mặc dù là giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và múi trong nhưng phun CaCl2 làm giảm trọng lượng trái khi thu hoạch, phun CaCl2 ngay khi hoa nở làm giảm trọng lượng trái và có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% nhúng không nhận thấy kết quả tương tự khi phun sau khi hoa nở 8 tuần (Bảng 4.45). Phun CaCl2 qua lá 1 – 2% ngay khi hoa nở làm giảm trọng lượng trái so với không phun 8,9 – 12,9 g.trái-1, giảm 1,12 – 1,18 lần theo thứ tự (Bảng 4.45).

Bảng 4.45 Trọng lượng (g) và năng suất (kg.cây-1) trái khi thu hoạch ở các nồng độ

canxi clorua khác nhau trên cây măng cụt 20 - 25 năm tuổi tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013/2014.

Nồng độ CaCl2 (%) Trọng lượng trái (g) Năng suất (kg.cây-1

) 0 85,2a 39,5a 0,25 - NKHN 82,5ab 41,3a 0,5 - NKHN 81,6ab 39,0a 1,0 - NKHN 76,3bc 36,3a 2,0 - NKHN 72,3c 28,8b

0,25 - 8 tuần SKHN 79,8ab 38,6a

0,5 - 8 tuần SKHN 82,5ab 34,8ab

1,0 - 8 tuần SKHN 81,0ab 35,8a

2,0 - 8 tuần SKHN 83,8a 38,9a

F ** *

CV (%) 5,6 12,0

Các số trong cùng một bảng có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

109

Trọng lượng trái giảm có liên quan đến hàm lượng Ca2+

tổng số trong thịt trái, có sự tương quan nghịch giữa trọng lượng trái với hàm lượng Ca2+

tổng số trong thịt trái ở mức ý nghĩa 1% (r = - 0,40**; Hình 4.50). Xử lý CaCl2 cũng làm giảm năng suất trên cây, phun CaCl2 qua lá ở nồng độ 2% ngay khi hoa nở làm giảm năng suất trên cây so với không phun 10,7 kg.cây-1, giảm 1,37 lần (Bảng 4.45). Năng suất trên cây giảm chủ yếu do trọng lượng trái giảm gây ra, Hình 4.51 cho thấy có sự tương quan thuận trung bình giữa trọng lượng trái và năng suất trên cây ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,49**).

r = - 0,40**50 50 60 70 80 90 100 20 28 36 44 52 60

Hàm lượng canxi tổng số trong thịt trái (mg.100g-1 ) T rọng l ượ ng t rá i ( g ) 1

Hình 4.50 Tương quan giữa trọng lượng trái và hàm lượng canxi tổng số trong thịt

trái r = 0,49** 50 60 70 80 90 100 20 27 34 41 48 55

Năng suất (kg.cây-1 ) T rọng l ượ ng t rá i ( g ) 1

Hình 4.51 Tương quan giữa trọng lượng trái (g) và năng suất trái (kg.cây-1

110

Phun CaCl2 qua lá nồng độ 0,25 – 2% sau khi hoa nở 8 tuần không có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong chủ yếu do sự hấp thu Ca2+

bị hạn chế. Canxi hấp thu ở lá hầu như không chuyển sang trái (Harker and Ferguson, 1991), Hình 4.52 cho thấy sau khi hoa nở 8 tuần vỏ có lớp sáp dày và lớp biểu bì có tế bào vách dày hóa mô cứng; Harker and Ferguson (1991) nhận thấy rằng lớp biểu bì và lớp sáp là yếu tố chính hạn chế sự xâm nhập của Ca2+ khi phun qua trái.

Hình 4.52 Mặt cắt ngang lớp vỏ trái măng cụt sau khi hoa nở 8 tuần

Phun CaCl2 không ảnh hưởng đến độ dày vỏ và tỷ lệ chiều cao/chiều rộng trái nên CaCl2 có ảnh hưởng đến tỷ lệ xì mủ bên trong trái chủ yếu do tác động của Ca2+

đến vách tế bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái tăng khi phun Ca2+và hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái tương quan thuận với thành phần vách tế bào và tương quan nghịch với tỷ lệ xì mủ bên trong; kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 4.3 trang 58 cũng đã cho thấy thành phần vách tế bào trái bị xì mủ bên trong thấp hơn ở trái bình thường. Dickison (2000) nhận thấy thành phần vách tế bào bao gồm cellulose, pectin, hemicellulose và lignin,… Trong đó, pectin được xem là lớp chung và có vai trò quan trọng trong sự liên kết giữa các tế bào (Proctor and Preng, 1989). Trong suốt quá trình tổng hợp pectin, nhóm carboxyl thường bị ester hóa bởi các nhóm methyl, acetyl và những nhóm vô định khác (Cosgrove, 1998). Những nghiên cứu trước đây cho thấy Ca2+ tham gia vào thành phần cấu trúc vách tế bào, giữ vai trò ổn định vách tế bào, làm vững chắc vách tế bào, duy trì tính ổn định của màng, và điều hòa tính thấm của màng,… (Rousseau, 1972; Hanekom, 1975). Canxi có vai trò quan trọng trong việc kết nối hai gốc RCOO- của hai pectin liền kề để tạo thành các canxi - pectate ở lớp chung của hai tế bào, giúp vách tế bào ổn định và cứng chắc vì thế làm

111

giảm sự suy thoái của vách tế bào do các enzyme gây ra (Cosgrove, 1998; Heldt, 1999, White and Broadley, 2003). Ngoài ra, sự phân huỷ muối pectatee qua trung gian bởi enzyme polygalacturonase và enzyme phân huỷ vách tế bào pectinmethylesterase bị ức chế mạnh ở nồng độ cao Ca2+ (Awang et al., 2013). Canxi cũng liên kết gốc phosphate với carboxyl cũng như giữa 2 gốc phosphate của photpholipip với nhau tạo thành phức phospholipip-calcium- phosphate, từ đó duy trì tính ổn định của màng và điều hòa tính thấm của màng tế bào (Caldwell and Hang, 1981).

Tóm lại: phun CaCl2 qua lá làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong do tác động của Ca2+

đến thành phần vách tế bào (đặc biệt là pectin), phun 4 lần CaCl2 2% với khoảng cách hai lần phun là 15 ngày ngay khi hoa nở có hiệu quả cao nhất.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1Kết luận

Hiện tượng xì mủ bên trong trái

Xì mủ bên trong xuất hiện ở giai đoạn 8 tuần sau khi hoa nở hoàn toàn. Trái thường bị xì mủ tại vị trí tiếp xúc giữa múi phát triển và múi lép, tại lõi trái hay giữa các múi lép. Rất khó để nhận diện trái bị xì mủ bên trong bằng mắt thường khi vỏ trái đã chuyển màu hoàn toàn. Tỷ lệ xì mủ bên trong trái có tương quan nghịch với tuổi cây.

Trái bị xì mủ bên trong có phần trăm trọng lượng ăn được thấp, phần trăm trọng lượng vỏ cao, và dày vỏ hơn so với trái bình thường; tỷ lệ pectin ở vách tế bào thịt trái cũng thấp hơn.

Nguyên nhân gây ra xì mủ bên trong trái

Sự tăng trưởng của múi trái và sự hình thành hạt chứa phôi vô tính không đồng đều), hàm lượng Ca2+ trong đất và trái thấp, sự hấp thu nước của trái và nhựa mủ khi ẩm độ đất biến động theo chiều hướng tăng trước khi thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)