Nghiên cứu biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ bên trong trá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 51)

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt

3.2.3 Nghiên cứu biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ bên trong trá

3.2.3.1Nghiên cứu xử lý ra hoa sớm

Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của thời điểm ra hoa đến hiện tượng xì mủ bên trong trái. Thí nghiệm được thực hiện tại vườn cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011, khoảng cách giữa 2 cây là 7 x 7 m. Sau khi thu hoạch trái tiến hành cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt và bón phân theo quy trình canh tác của nông dân: đợt 1 (sau thu hoạch) 10 kg.cây-1 phân chuồng + 3 kg.cây-1 N – P - K (20–20- 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P – K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P – K (13 – 13 - 21). Phun thiourea 0,5% sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tuần để kích thích cây ra đọt non đồng đều. Tưới paclobutrazol (PBZ) và kali clorat (KClO3) vào đất đầu tháng 11/2010 khi lá non được 2 tháng tuổi, pha PBZ và KClO3 vào 40 lít nước và tưới đều cách gốc 0,5 m ra đến tán lá, những ngày sau tưới liên tục đủ ẩm cho hoá chất tan đều. Kích thích ra hoa bằng thiourea 0,4% phun đều lên tán lá sau khi xử lý hình thành mầm hoa ở thời điểm 1, 2 và 3 tháng với lượng 8 lít/cây. Sau khi măng cụt ra hoa, phun Bioted 603 dành cho cây ăn trái 10 ngày/lần cho đến khi thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 7 nghiệm thức mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây, và tổng số cây cần cho thí nghiệm là 21 cây. Các nghiệm thức: đối chứng (phun nước), phun thiourea 1 tháng sau khi tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, phun thiourea 1 tháng sau khi tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, phun thiourea 2 tháng sau khi tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, phun thiourea 2 tháng sau khi tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, phun thiourea 3 tháng sau khi tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, phun thiourea 3 tháng sau khi tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán. Thu hoạch khi trái đạt chỉ

30

số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 100 trái. Chỉ số pH và độ Brix thịt trái phân tích 10 trái.cây-1, các chỉ tiêu khác đánh giá và phân tích trên tất cả các mẫu thu thập. Ẩm độ đất thu lần đầu tiên ở giai đoạn 1,5 tháng trước khi thu hoạch và khoảng cách giữa các lần tiếp theo là 1 tuần. Lượng mưa hàng ngày trong thời gian mang trái được thu thập ở đài khí tượng gần nhất (Bảng 3.1 Phụ lục 1).

3.2.3.2Nghiên cứu bổ sung phân hữu cơ

Mục đích của thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ đến hiện tượng xì mủ bên trong trái. Thí nghiệm được thực hiện ở vườn cây măng cụt đã cho trái ổn định (24 năm tuổi) tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, mùa vụ 2011/2012, khoảng cách trồng giữa 2 cây là 7 x 7 m. Vườn được chọn làm thí nghiệm có hàm lượng hữu cơ và Ca2+ trao đổi trong đất thấp, các đặc tính khác không hạn chế đến sự sinh trưởng của cây (Bảng 3.2 Phụ lục 2). Lượng phân vô cơ sử dụng theo công thức của nông dân, tất cả các cây đều bón như nhau và được chia làm 3 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 3 kg.cây-1 N – P - K (20 – 20 - 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (13 – 13 - 20). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Các nghiệm thức thí nghiệm tương ứng với lượng phân hữu cơ bón cho một cây: 0, 10, 20, 40, và 80 kg.cây-1. Lượng phân hữu cơ biogas đã ủ hoai bón ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, ẩm độ và thành phần dinh dưỡng của phân biogas được trình bày ở Bảng 3.3 Phụ lục 2. Thu hoạch khi trái đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 100 trái. Chỉ số pH và độ Brix thịt trái phân tích 10 trái.cây-1, các chỉ tiêu khác đánh giá và phân tích trên tất cả các mẫu thu thập. Thu mẫu đất ngay khi thu hoạch để phân tích các chỉ tiêu lý - hóa đất, ẩm độ đất được thu lần đầu ngay khi nhú nụ và khoảng cách giữa các lần tiếp theo là 15 ngày. Lượng mưa hàng ngày trong thời gian mang trái được thu thập ở đài khí tượng gần nhất (Bảng 3.2 Phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)