Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và phẩm chất trá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 38)

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt

2.2.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và phẩm chất trá

Phân hữu cơ đã được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, bón phân hữu cơ có thể cải thiện một số đặc tính hóa đất (Mäder et al., 2002; Châu Minh Khôi và ctv., 2007; Ullah et al., 2008; Azizl et

al., 2010; Võ Thị Gương và ctv., 2010), vật lý đất (Dương Minh Viễn và ctv.,

2006, Azizl et al., 2010; Võ Thị Gương và ctv., 2010), giúp gia tăng năng suất một số loại cây trồng (Võ Hữu Thoại và ctv., 2004; Agbede et al., 2008; Hồ

Văn Thiệt và ctv., 2012).

Nghiên cứu của Willett (1994) trên vùng đất cát ở vùng Đông Bắc Thái Lan cho thấy chất hữu cơ là thành phần thiết yếu trong đất. Lipiec and Stepniewski (1995) cho rằng đất kém thông thoáng, làm giới hạn sự phát triển của rễ, đặc biệt ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng. Chất hữu cơ sau khi mùn hóa làm tăng sự kết dính giữa các hạt, độ xốp và khả năng dự trữ nước trong đất, cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm nguồn dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt (Hamlin, 1985; Coughlan, 1994; Mäder et al., 2002). Theo Châu Minh Khôi và ctv. (2007), bón phân hữu cơ

làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, hoạt động vi sinh vật, khả năng hấp thụ cation và lân hữu dụng trong đất. Võ Thị Gương và ctv. (2010) cũng nhận thấy bón phân hữu cơ làm nâng cao hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng và hoạt động vi sinh vật trong đất.

Xu et al. (2000), bón phân hữu cơ cải thiện quang hợp của lá cà chua. Al-Kharusi et al. (2009) và Rahman et al. (2011), có thể sử dụng phân hữu cơ như là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây để cải thiện phẩm chất trái. Cây chà là có bón phân hữu cơ có hàm lượng tannin và pectin ở trái cao, axít chuẩn độ ở trái thấp hơn so với cây chỉ bón vô cơ (Al-Kharusi et al., 2009). Weber et

al. (2010) cho rằng bón phân hữu cơ làm tăng trọng lượng trái khóm so với

không bón. Rahman et al. (2011), trái kiwi to và hàm lượng chất khô cao khi bón phân hữu cơ. Cây chà là được bón phân hữu cơ riêng hay kết hợp với phân vô cơ làm tăng hàm lượng đường tổng số và chất rắn hòa tan ở trái so với chỉ bón riêng phân vô cơ (Marzouk and Kassem, 2011). Tuy nhiên, Flores et al. (2009) nhận thấy bón phân hữu cơ không làm tăng quang hợp của lá ớt.

17

Riahi et al. (2009), cũng cho rằng đặc tính sinh lý – sinh hóa của trái cà chua không bị ảnh hưởng khi bón các loại phân hữu cơ khác nhau. Năng suất của cây có bón phân hữu cơ thường thấp hơn so với phân vô cơ (Rinaldi et al.,

2007; Hargreaves et al., 2008; Rahman et al., 2011). Trên cây măng cụt,

Downton and Chacko (1998) nhận thấy khi trồng cần bón một lượng lớn phân hữu cơ vào trong đất để tăng độ phì nhiêu đất. Hồ Văn Thiệt và ctv. (2012)

nhận thấy bón phân hữu cơ làm tăng năng suất trái măng cụt do sự gia tăng của N hữu dụng và K trao đổi trong đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)