Mối quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 48)

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt

3.2.2.1Mối quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong

* Đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng cụt ở cây tơ và cây già

Thí nghiệm thực hiện trên 5 cây từ 10 – 15 năm tuổi và 5 cây lớn hơn 50 năm tuổi trong cùng 1 vườn, có cùng chế độ chăm sóc tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2012, thu mẫu trái khi đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 16 trái. Chỉ tiêu theo dõi là một số đặc tính lý – hóa trái, đánh giá trên tất cả các mẫu thu thập.

3.2.2 Khảo sát yếu tố gây ra xì mủ bên trong trái măng cụt

3.2.2.1Mối quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong trong

Mục tiêu khảo sát nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong trái, gồm có 2 thí nghiệm:

* Tương quan giữa đặc tính vật lý trái với hiện tượng xì mủ bên trong

Mẫu trái được thu thập tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2011, phân tích tại phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu trái thu thập để khảo sát đặc tính vật lý – sinh hóa trái bị xì mủ bên trong và bình thường đồng thời được sử dụng để khảo sát mối tương quan với hiện tượng xì mủ bên trong trái.

* Ảnh hưởng của axít gibberellic và naphthalene acetic phun qua lá đến hiện tượng xì mủ bên trong

Thí nghiệm thực hiện ở vườn cây măng cụt đã cho trái ổn định (20 - 25 năm tuổi), có cùng điều kiện chăm sóc tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2012. Nhằm mục đích đánh giá chính xác ảnh hưởng của axít gibberellic và naphthalene acetic đến hiện tượng xì mủ bên trong trái qua tác động đến đặc tính vật lý – sinh hóa trái, vườn được chọn làm thí nghiệm có đặc tính lý – hóa đất trước khi bố trí thí nghiệm không hạn chế đến sự sinh trưởng của cây (Bảng 3.1 Phụ lục 2). Lượng phân vô cơ sử dụng theo công thức của nông dân, tất cả các cây đều bón như nhau và được chia làm 3 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 3 kg.cây-1 N – P - K (20 – 20 - 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (13 – 13 - 20). Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm có 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 1 cây. Các nghiệm thức bao gồm không sử dụng hóa chất

27

50 ppm, NAA 100 ppm. Axít gibberellic và NAA phun đều qua lá sau khi HNHT 1 tháng với lượng 8 lít.cây-1, phun 4 lần, khoảng cách hai lần phun là 15 ngày. Trái thu hoạch khi đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 50 trái. Thành phần vách tế bào phân tích 10 trái.cây-1 (5 trái bị xì mủ bên trong và 5 trái bình thường), các chỉ tiêu khác đánh giá trên tất cả các mẫu thu thập.

3.2.2.2Khảo sát ảnh hưởng của ẩm độ đất đến hiện tượng xì mủ bên

trong trái

Mục đích của khảo sát là xác định mối quan hệ giữa ẩm độ đất trước khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ bên trong trái, gồm có 3 thí nghiệm:

* Mối quan hệ giữa biến động ẩm độ đất trước khi thu hoạch với hiện tượng xì mủ bên trong

Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2011 khi cây măng cụt nở hoa hoàn toàn, kết thúc vào tháng 6/2011 trên 6 cây măng cụt có độ tuổi từ 20 – 25 năm trong cùng 1 vườn tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre. Lượng phân vô cơ sử dụng theo công thức của nông dân, tất cả các cây đều bón như nhau và được chia làm 3 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 3 kg.cây-1 N – P - K (20 – 20 - 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (13 – 13 - 20). Thu mẫu trái lần đầu ngay khi thu hoạch đợt đầu tiên và các lần kế tiếp cách nhau 5 ngày, mỗi lần thu 20 trái.cây-1và thu cho đến khi kết thúc mùa vụ. Ẩm độ đất thu tại cây lấy mẫu trái, cùng thời điểm thu mẫu trái. Lượng mưa hàng ngày trong thời gian thực hiện thí nghiệm được thu thập ở đài khí tượng gần nhất (Bảng 3.1 Phụ lục 1).

* Ảnh hưởng của thời điểm xử lý sốc nước nhân tạo đến hiện tượng xì

mủ bên trong

Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2011 khi cây măng cụt nở hoa hoàn toàn, kết thúc vào tháng 6/2011 ở vườn cây măng cụt 23 năm tuổi đã cho trái ổn định tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre. Mực nước trong mương được lưu giữ cách mặt liếp 0,4 – 0,5 m, che bạt cách mặt đất 0,5 m từ gốc ra hết tán cây để hạn chế tác động của mưa, lượng nước dùng để gây sốc nước nhân tạo là 300 lít/cây/ngày và tưới 2 ngày liên tục và chỉ sốc nước 1 lần. Lượng phân vô cơ sử dụng theo công thức của nông dân, tất cả các cây đều bón như nhau và được chia làm 3 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 3 kg.cây-1 N – P - K (20 – 20 - 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (13 – 13 - 20). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 4 nghiệm

28

thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây. Các nghiệm thức là các thời điểm sốc nước nhân tạo sau khi HNHT 0,5; 1,5; 2,5; và ngay khi trái đạt chỉ số màu cấp 0 theo tiêu chuẩn MOA (2002). Thu 10 trái.cây-1 ngay khi HNHT và sau khi xử lý sốc nước nhân tạo 7 ngày để phân tích các chỉ tiêu về số lượng, kích thước ống dẫn nhựa mủ cũng như hàm lượng nước và chất khô của nhựa mủ. Khi trái đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 100 trái để phân tích đặc tính vật lý trái và đánh giá phẩm chất trái. Chỉ số pH và độ Brix thịt trái, số lượng, kích thước ống dẫn nhựa mủ và hàm lượng chất khô trong nhựa mủ phân tích 10 trái.cây-

1

, các chỉ tiêu khác đánh giá và phân tích trên tất cả các mẫu thu thập. Ẩm độ đất thu tại cây lấy mẫu trái, cùng thời điểm thu mẫu trái.

* Ảnh hưởng của số lần xử lý sốc nước nhân tạo với hiện tượng xì mủ bên trong

Thí nghiệm bắt đầu từ tháng 3/2012 khi cây măng cụt nở hoa hoàn toàn, kết thúc vào tháng 6/2012 ở vườn cây măng cụt 24 năm tuổi đã cho trái ổn định tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre. Mực nước trong mương được lưu giữ cách mặt liếp 0,4 – 0,5 m, che bạt cách mặt đất 0,5 m từ gốc ra hết tán cây để hạn chế tác động của mưa, lượng nước dùng để gây sốc nước nhân tạo là 300 lít/cây/ngày và tưới 2 ngày liên tục. Lượng phân vô cơ sử dụng theo công thức của nông dân, tất cả các cây đều bón như nhau và được chia làm 3 lần bón: đợt 1 (sau thu hoạch) 3 kg.cây-1 N – P - K (20 – 20 - 10), đợt 2 (sau khi nhú đọt 2 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (8 – 24 - 24), đợt 3 (sau khi trổ bông 3 - 4 tuần) 2 kg.cây-1 N – P - K (13 – 13 - 20). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, mỗi lần tương ứng 1 cây. Các nghiệm thức là số lần sốc nước nhân tạo sau khi HNHT 2,5 tháng: đối chứng (không xử lý sốc nước nhân tạo), 1, 2, 3 và 4 lần. Sốc nước nhân tạo lần đầu sau khi HNHT 2,5 tháng, các nghiệm thức sốc nước nhiều lần thì các lần kế tiếp tiến hành cách nhau 7 ngày. Thu trái ngay trước khi xử lý sốc nước nhân tạo để phân tích các chỉ tiêu về số lượng, kích thước ống dẫn nhựa mủ. Khi trái đạt chỉ số màu cấp 5 theo tiêu chuẩn của MOA (2002), mỗi cây thu 100 trái để phân tích đặc tính vật lý trái và đánh giá phẩm chất trái. Chỉ số pH và độ Brix thịt trái, số lượng, kích thước ống dẫn nhựa mủ phân tích 10 trái.cây-1, các chỉ tiêu khác đánh giá và phân tích trên tất cả các mẫu thu thập. Tỷ lệ trái hình thành tầng rời giữa 2 múi quan sát lần đầu ngay khi bố trí thí nghiệm, khoảng cách giữa 2 lần quan sát là 3 ngày. Ẩm độ đất thu tại cây lấy mẫu trái, cùng thời điểm thu mẫu trái.

29

3.2.2.3Khảo sát mối quan hệ giữa hàm lượng canxi trong đất và trái

với tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong

Mục đích của khảo sát là tìm hiểu mối tương quan giữa hàm lượng canxi trong đất và trái với hiện tượng xì mủ bên trong trái. Mẫu đất được thu thập trên 30 vườn trồng cây măng cụt khác nhau đã cho trái ổn định (20 - 25 năm tuổi) tại xã Long Thới – huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre mùa vụ 2013, mỗi vườn chọn có 4 cây để lấy mẫu, thu mẫu ngay khi bắt đầu thu hoạch. Mẫu trái được thu ngay trên cây được lấy mẫu đất, mỗi cây thu 50 trái và thời gian thu mẫu trái cùng với thời gian thu mẫu đất. Hàm lượng Ca2+ tổng số trong thịt trái phân tích 5 trái.cây-1, các chỉ tiêu khác đánh giá và phân tích trên tất cả các mẫu thu thập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 48)