Các đặc tính lý hóa trá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 56)

6 Trái có màu tím, tím sẫm hoặc đen, vỏ không chứa

3.3.2.4 Các đặc tính lý hóa trá

Trọng lượng (trái, thịt, vỏ; g): cân trực tiếp bằng cân điện tử (model Ohaus CL 201, Mỹ sản xuất).

35

Phần trăm trọng lượng ăn được và vỏ (%): được tính bằng trọng lượng ăn được (đã loại bỏ hạt) hoặc vỏ/trọng lượng trái, được tính theo công thức (5 và 6):

100 * Trọng lượng ăn được (g) Phần trăm trọng lượng ăn được (%) =

Trọng lượng trái (g) (5) 100 * Trọng lượng vỏ (g) Phần trăm trọng lượng vỏ (%) = Trọng lượng trái (g) (6)

Kích thước trái (mm): đo trực tiếp chiều cao nhất và rộng nhất của trái bằng thước kẹp (model Mitutoyo, Nhật sản xuất).

Tỷ lệ chiều cao/rộng trái: thương số của chiều cao và chiều rộng nhất. Độ dày vỏ (mm): cắt ngang giữa trái, đo trực tiếp bằng thước kẹp (model Mitutoyo, Nhật sản xuất) ở vị trí múi phát triển và múi lép (Hình 3.4).

Đường kính múi (mm): cắt ngang giữa trái, đo trực tiếp bằng thước kẹp (model AK 119, Asaki sản xuất) tại vị trí rộng nhất của múi phát triển và múi lép (Hình 3.4).

Tỷ lệ chiều cao/chiều rộng ống dẫn nhựa mủ: ghi nhận dưới kính hiển vi (model Nikon TMS – F, Nhật sản xuất) ở vật kính 10X, đo tại vị trí múi phát triển và múi lép (Hình 3.2).

Hình 3.2 Vị trí đo độ dày vỏ và quan sát kích thước ống dẫn nhựa mủ (A: vị trí múi lép, B: vị trí múi phát triển)

Số lượng, kích thước ống nhựa mủ (µm): ghi nhận dưới kính hiển vi (model Nikon TMS–F, Nhật sản xuất) ở vật kính 10X, vị trí quan sát (Hình 3.5).

(A)

36

Sự phân bố ống dẫn nhựa mủ bên trong trái: quan sát trực tiếp bằng mắt thường và dưới kính hiển vi (model Nikon TMS – F, Nhật sản xuất).

Hàm lượng chất khô trong nhựa mủ (%): mỗi cây cân 10 trái, cân trực tiếp bằng cân điện tử (model Ohaus CL 201, Mỹ sản xuất). Cân 2 g nhựa mủ tươi (trọng lượng ban đầu) cho vào đĩa pêtri, sau đó sấy ở 60oC cho đến khi trọng lượng không thay đổi thì cân lại mẫu (trọng lượng sau), hàm lượng chất khô của nhựa mủ được tính theo công thức (7):

100* Trọng lượng sau Hàm lượng chất khô trong nhựa mủ (%) =

Trọng lượng ban đầu

(7)

Tỷ lệ trái hình thành tầng rời giữa 2 múi (%): quan sát lần đầu ngay trước khi bố trí thí nghiệm, khoảng cách giữa 2 lần quan sát là 3 ngày, vật kính quan sát 10X và vị trí quan sát (Hình 3.3); tỷ lệ trái hình thành tầng rời được tính theo công thức (8):

100* số trái thành lập tầng rời Tỷ lệ trái hình thành tầng rời giữa 2 múi (%) =

Tổng số trái quan sát

(8)

Hình 3.3 Mặt cắt ngang của trái măng cụt khi hoa nở hoàn toàn

Ca2+ tổng số thịt trái: xác định theo phương pháp của Walinga et al. (1989).

Sự hình thành phôi hạt (phôi): cắt ngang giữa trái, quan sát trực tiếp mẫu sau khi cắt ngang, phôi được tính khi có kích thước lớn hơn 1 mm.

Sự tác động của phôi đến lõi trái: quan sát trực tiếp mẫu sau khi cắt dọc.

Vị trí quan sát tầng rời Vị trí quan sát ống nhựa mủ

37

Tổng số múi: quan sát mẫu cắt ngang hoặc nướm nhụy [số nướm nhụy bằng số múi trong trái (Terdwongworakul et al., 2012); Hình 3.4].

Hình 3.4 Số nướm nhụy bằng số múi bên trong trái măng cụt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)