Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt
2.4 Khái quát về địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm thực hiện tại huyện Chợ Lách – tỉnh Bến Tre và huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh, phần lớn diện tích măng cụt ở ĐBSCL được trồng ở 2 tỉnh này.
Bến Tre là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên) bồi tụ thành. Phía Đông giáp với biển Đông, Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Vĩnh Long, và phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông. Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm từ 2.000 đến 2.300 mm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 – 27oC. Phần lớn diện tích măng cụt của tỉnh Bến Tre được trồng ở huyện Chợ Lách.
0 70 140 210 280 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 s Lư ợn g m ưa (m m ) Tháng Thu hoạch Sản lượng
22
Tỉnh Trà Vinh nằm ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 2.295 km2, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và sông Hậu. Phía Bắc giáp Bến Tre được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên, Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ qua ranh giới sông Hậu, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9°31'46" Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10°4'5" Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 105°57'16" Đông và cực Tây nằm trên kinh độ 106°36'04" Đông. Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ven biển, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27,6oC, số giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.520 mm, độ ẩm trung bình năm là 84%. Phần lớn diện tích măng cụt của tỉnh Bến Tre được trồng ở huyện Cầu Kè.