Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng cụt trên thế giới và Việt Nam
làm tăng hàm lượng Ca2+
và B trong trái, làm giảm tỷ lệ xì mủ trái.
2.3Tình hình sản xuất và tiêu thụ măng cụt trên thế giới và Việt Nam Nam
Mặc dù măng cụt được trồng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới nhưng hiện nay chỉ có Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin là trồng măng cụt thương mại; các nước Xri Lan-ca, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Pu- éc-tô Ri-cô, Tri-ni-đát, Bra-xin, vùng Trung Mỹ và Úc chỉ trồng với diện tích nhỏ,…(Verheij, 1991).
Diện tích măng cụt tại Thái Lan năm 2005 là 67.000 ha, sản lượng 207.000 tấn (AE, 2006); tại In-đô-nê-xi-a năm 2003 là 9.354 ha, sản lượng 79.073 tấn (Osman and Milan, 2006); Ma-lai-xi-a năm 2010 là 7.300 ha, sản lượng 28.530 tấn (FAO, 2011); Phi-líp-pin năm 2007 là 1.991 ha, sản lượng là 4.683 tấn (BAS, 2009); tại Úc khoảng 50 ha, sản lượng khoảng 10 tấn (Osman
20
and Milan (2006). Năm 2005, Thái Lan xuất khẩu 41.000 tấn (AE, 2006) và năm 2010 xuất khẩu măng cụt của Thái Lan lên đến 100.000 tấn, trong đó 50% xuất khẩu đến Trung Quốc, 30% đến Việt Nam, và 20% đến các quốc gia khác (FAO, 2011); In-đô-nê-xi-a xuất khẩu măng cụt năm 2010 là 2.450 tấn măng cụt và thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Trung Đông và châu Âu (IAQA 2011); thị trường xuất khẩu măng cụt của Ma-lai-xi-a chủ yếu là Singapo, Đài Loan, và Hồng Kông; thị trường tiêu thụ măng cụt của Phi-líp- pin và Úc chủ yếu là trong nước (BAS, 2009; Osman and Milan, 2006).
Mùa vụ thu hoạch tại Thái Lan bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9, tập trung vào tháng 5 đến tháng 7 (DAET, 1987). Măng cụt ở In-đô-nê-xi-a có 2 đợt thu hoạch, đợt 1 bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và đợt 2 bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau, tập trung vào tháng 6 - 7 và tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau (Osman and Milan, 2006; Reza et al., 1994).
Ma-lai-xi-a cũng có 2 đợt thu hoạch như ở In-đô-nê-xi-a, đợt một bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và đợt 2 bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau; mùa vụ thu hoạch tại Phi-líp-pin bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 11; và tại Úc, đợt 1 bắt đầu vào tháng 2 đến tháng 4 and đợt 2 bắt đầu tháng 9 đến tháng 10 (Osman và Milan, 2006).
Riêng đối với Việt Nam, cây măng cụt được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Bến Tre, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng,... trong vài năm trở lại đây diện tích trồng măng cụt có chiều hướng gia tăng và được mở rộng (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000). Hiện nay, Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất nước, theo niên giám thống kê của tỉnh năm 2000 và 2010 thì diện tích măng cụt năm 2000 là 450 ha với sản lượng 1.500 tấn, đến năm 2010 thì diện tích tăng lên 5.200 ha và sản lượng 13.200 tấn. Mặc dù có sản lượng cao và có nhiều cơ hội xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc nhưng thị trường tiêu thụ măng cụt chủ yếu là nội địa do cung không đủ cầu và chất lượng kém (Lương Ngọc Trung Lập và Tạ Minh Tuấn, 2001). Mùa vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 (Osman and Milan, 2006), tập trung cuối tháng 6 đầu tháng 8 dương lịch (Man, 1998). Trong điều kiện của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), măng cụt thường ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3 và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994), mùa vụ thu hoạch tại Huế vào tháng 1 và 2 (Chomchalow, 2004). Nhìn chung, thời điểm thu hoạch măng cụt tập trung vào giai đoạn mưa nhiều (Hình 2.6) và trùng thời điểm thu hoạch với In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, và Thái Lan (Bảng 2.1); đây là điểm bất lợi cho măng cụt Việt Nam khi cạnh tranh với các nước này.
21
Hình 2.6 Mùa vụ thu hoạch và lượng mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bảng 2.1 Mùa vụ thu hoạch măng cụt ở In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin Thái Lan, Úc và Việt Nam
Quốc gia T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-líp-pin Thái Lan Úc Việt Nam
Nguồn: Osman and Milan (2006) T: tháng