Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt
2.1.5 Hiện tượng bất thường bên trong trá
2.1.5.1 Hiện tượng xì mủ bên trong
Có bốn nguyên nhân đã được đề xuất để giải thích cho hiện tượng trái bị xì mủ bên trong, tóm tắt ở Hình 2.1: (1) sinh lý trái (Poerwanto et al., 2009; Dorly et al., 2010), (2) mất cân bằng dinh dưỡng (Pechkeo et al., 2007a;
Pechkeo et al., 2007b; Dorly et al., 2008; Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa, 2009; Poovarodom and Boonplang, 2010; Poerwanto et al., 2011; Dorly et al., 2011; Septirosya, 2012), (3) tác nhân gây bệnh (Nurcahyani, 2005), và (4) điều kiện môi trường (Laywisadkul, 1994; Chutinunthakun, 2001; Channaweerawan, 2001; Sdoodee and Limpun-Udom, 2002; Sdoodee and Chiarawipa, 2005; Lê Bảo Long và Lê văn Hoà, 2009; Hồ Văn Thiệt và ctv., 2012).
Hình 2.1 Giả thuyết về nguyên nhân gây ra hiện tượng xì mủ bên trong trái
măng cụt
Radha and Mathew (2007), xì mủ rất ít xảy ra ở vùng cao độ cao có khí hậu mát mẻ, xảy ra rất nhiều khi thu hoạch vào mùa mưa ở vùng đồng bằng có khí hậu nóng. Trái măng cụt có thể bị xì mủ bên ngoài hay bên trong, xì mủ bên trong là hiện tượng rối loạn sinh lý (Ketsa and Paull, 2011 ). Indriyani et
al. (2002) và Mansyah et al. (2010), không có sự tương quan giữa xì mủ bên
Nguyên nhân gây hiện tượng xì mủ bên trong
Sự tăng trưởng và phát triển trái Mất cân bằng dinh dưỡng
Tác nhân gây bệnh Sốc dư thừa nước
7
ngoài và bên trong trái. Xì mủ bên trong làm thịt trái có màu vàng và có vị đắng (Yaacob and Tindal, 1995; Chutinunthakun, 2001; Sdoodee and Limpun- Udom, 2002). Luckanatinvong (1996), nhận thấy trái bị xì mủ có thể tích nước cao hơn trái bình thường 1,21% và thể tích khí thấp hơn 15 lần.
2.1.5.2 Hiện tượng múi trong
Có bốn nguyên nhân đã được đề xuất để giải thích cho hiện tượng trái bị múi trong, tóm tắt ở Hình 2.2: (1) chấn thương cơ học do thu hoạch (Phlompaat, 1989), (2) mất cân bằng dinh dưỡng (Phlompaat, 1989; Pludbuntong, 2007; Pechkeo et al., 2007a; Pechkeo et al., 2007b; Dorly et al., 2008; Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa, 2009; Poovarodom and Boonplang, 2010; Poerwanto et al., 2011), (3) tác nhân gây bệnh (Wannasiri, 1990), và (4) điều kiện môi trường (Laywisadkul, 1994; Luckanatinavong et al., 2000;
Chutinunthakun, 2001; Channaweerawan, 2001; Sdoodee and Chiarawipa, 2005; Lê Bảo Long và Lê Văn Hoà, 2009).
Hình 2.2 Giả thuyết về nguyên nhân gây ra hiện tượng múi trong bên trong trái
măng cụt
Múi trong cũng là hiện tượng rối loạn sinh lý chủ yếu phát triển khi trái còn trên cây, giai đoạn trước khi thu hoạch (Ketsa and Paull, 2011), không thể phân biệt bằng mắt thường giữa trái bị múi trong với trái có múi bình thường (Pankasemsuk et al., 1996). Podee (1998), trái bị múi trong có tỷ trọng lớn
hơn 1 và trái bình thường có tỷ trọng nhỏ hơn 1. Múi trong thường xảy ra ở vị trí múi to trong trái, thịt trái chuyển từ màu trắng sang trong, cấu trúc thay đổi từ mềm sang cứng và giòn (Pankasemsuk et al., 1996). Chutinunthakun
(2001), nhận thấy trái bị múi trong có biểu hiện giống như thịt trái bị ngâm nước. Luckanatinvong (1996) và Dangcham (2000), múi bị trong cứng hơn múi bình thường, và mô của múi trong có tế bào bị thiệt hại cao so với ở múi
Nguyên nhân gây hiện tượng múi
trong Trái bị múi trong
Chấn thương cơ học do thu hoạch Mất cân bằng dinh dưỡng
Tác nhân nấm bệnh Sốc dư thừa nước
8
bình thường gấp 2 lần. Múi trong có hàm lượng chất không tan trong cồn, pectin hòa tan, và pectin hoà tan trong CDTA thấp hơn ở trái bình thường trong khi pectin hòa tan trong Na2CO3 thì cao hơn (Dangcham, 2000). Pankasemsuk et al. (1996) nhận thấy trái bị múi trong có hàm lượng nước trong vỏ và thịt trái cao hơn so với ở trái bình thường, trong khi hàm lượng chất rắn hòa tan và axit chuẩn độ thấp hơn.
2.1.5.3 Phương pháp nhận diện trái bị bất thường bên trong
Hiện tượng xì mủ và múi trong bên trong trái măng cụt là hiện tượng rối loạn sinh lý chủ yếu xảy ra trước khi thu hoạch (Ketsa and Paull, 2011), không thể phân biệt bằng mắt thường giữa trái bị bất thường bên trong với trái bình thường (Pankasemsuk et al., 1996). Có 2 giải pháp được đề xuất dùng để xác định hiện tượng bất thường bên trong trái măng cụt: (1) chẻ đôi để quan sát và phân tích hóa học (Chaichumpan, 1986; Luckanatinvong, 1996), tỷ lệ chính xác của biện pháp này là 100% nhưng trái bị phá hủy cấu trúc và (2) sử dụng thiết bị không phá hủy cấu trúc trái (Yantarasri et al., 1996; Podee, 1998;
Arunrungrusmi et al., 1999; Sornsrivichai et al., 2000), tỷ lệ chính xác của
phương pháp này thường thấp.
Chaichumpan (1986) và Luckanatinvong (1996) đề xuất phá hủy cấu trúc trái. Pankasemsuk et al. (1996) nhận thấy trái bị múi trong có hàm lượng nước trong vỏ và thịt trái cao hơn so với ở trái bình thường, trong khi hàm lượng chất rắn hòa tan và axít chuẩn độ thấp hơn nên có thể phân biệt trái bằng phương pháp phá hủy cấu trúc để quan sát hay phân tích hóa học.
Có nhiều phương pháp nhận diện trái bất thường bên trong nhưng không phá hủy cấu trúc trái như: quan sát ảnh chụp X-ray CT và NMR (Yantarasri et
al., 1996) và ảnh chụp hồng ngoại 2D (Arunrungrusmi et al., 1999), phương
pháp tỷ trọng (Podee, 1998; Sornsrivichai et al., 2000), sử dụng tần số cộng
hưởng (Jaritngam et al., 2001, 2013), kỹ thuật vi sóng (Tongleam et al., 2004), quang phổ cận hồng ngoại độ dày sóng ngắn (Teerachaichayut et al., 2007).
Arunrungrusmi et al. (1999), tia hồng ngoại không làm ảnh hưởng đến
mùi vị thịt trái và sức khỏe người tiêu dùng, sử dụng ảnh chụp 2D từ tia hồng ngoại có thể nhận diện hiện tượng bất thường bên trong với tỷ lệ chính xác 70%. Podee (1998), trái bị múi trong thường có tỷ trọng lớn hơn 1 và trái bình thường có tỷ trọng nhỏ hơn 1 nên có thể nhận diện trái khi thả vào nước; tuy nhiên, Nanthachai et al. (1991) cho rằng nhận diện trái bằng tỷ trọng không
đáng tin cậy vì có nhiều yếu tố tác động đến tỷ trọng trái trong quá trình phát triển; Sornsrivichai et al. (2000) nhận thấy độ chính xác của phương pháp
9
khí được tạo ra bởi hạt và thịt trái, phân loại dựa vào tỷ trọng có độ chính xác khoảng 71%. Jaritngam et al. (2001), nhận thấy phương pháp tỷ trọng chỉ có
thể phát hiện chính xác 40%, trong khi sử dụng phương pháp phân tích mô hình tự hồi qui có thể phát hiện chính xác 80% trái bị xì mủ bên trong. Tongleam et al. (2004), trái bị múi trong có nhiều nước và kỹ thuật vi sóng có ảnh hưởng đến ẩm độ nên có thể nhận diện được trái bị múi trong, tuy nhiên độ chính xác của kỹ thuật này là 79% và phẩm chất trái bị ảnh hưởng. Teerachaichayut et al. (2007), sử dụng quang phổ cận hồng ngoại độ dày sóng ngắn để nhận diện trái bị múi trong và nhận thấy phương pháp này có thể nhận diện được trái bị múi trong với độ chính xác cao nhưng giá thành thiết bị cao. Teerachaichayut et al. (2008), nhận diện trái bị múi trong bằng phương pháp tỷ trọng có thể nhận diện chính xác 72% nhưng nếu kết hợp với kích thước trái thì có thể lên đến 78,9%. Jaritngam et al. (2013), có thể nhận diện trái bị xì mủ bên trong bằng tần số rung động dựa trên cảm ứng biến dạng ở tần số 35 – 40 Hz, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi độ cứng vỏ, kích thước trái, màu sắc vỏ.