: độ dày vỏ tại vị trí múi lép, ĐKM1 đường kính múi phát triển, ĐKM
4.3.1 Nghiên cứu xử lý ra hoa sớm
Kết quả cho thấy xử lý ra hoa càng sớm sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất thì tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong càng
86
giảm, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.22). Kích thích ra hoa sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 1 và 2 tháng cótỷ lệ trái bị xì mủ bên trong trung bình 4,5 và 5,4%, thấp hơn so với đối chứng 5,3 và 4,4 lần; kích thích ra hoa sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 3 tháng cótỷ lệ trái bị xì mủ bên trong trung bình 13,7%, thấp hơn so với đối chứng 1,8 lần. Có sự khác biệt về tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong chủ yếu do sự khác biệt về thời điểm ra hoa, kết quả trình bày ở Bảng 4.22 cho thấy có sự khác biệt về thời điểm ra hoa.
Bảng 4.22 Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong (%) khi thu hoạch và thời gian ra ở những
thời điểm kích thích ra hoa khác nhau trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011.
Nghiệm thức Tỷ lệ trái bị xì mủ bên
trong (%)
Thời điểm ra hoa (ngày)
Ra hoa đợt 1 Ra hoa đợt 2
Đối chứng 24,0a 129,3a 129,3
T1+P2 3,3c 51,7d 129,3 T1+K40 5,7c 49,3d 132,0 T2+P2 4,0c 83,7c 127,7 T2+K40 6,7c 85,7c 129,3 T3+P2 15,0b 110,7b 127,7 T3+K40 12,3b 110,7b 129,7 F ** ** ns CV (%) 19,7 3,8 1,2
Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, K40: Tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới, T2: phun thiourea 2 tháng sau khi tưới, T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới
Hầu hết các nghiệm thức đều có 2 đợt ra roa, đợt ra hoa lần 1 chủ yếu do tác động của thiourea, thời điểm phun sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất càng sớm thì cây ra hoa càng sớm, và đợt ra hoa lần 2 là đợt ra hoa tự nhiên theo mùa vụ (Bảng 4.22). Phun thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 1 tháng ra hoa vào 20/12/2010, ở nghiệm thức 2 và 3 tháng ra hoa 23/01 và 20/02, và sau cùng là đối chứng ra hoa ngày 06/03/2011 dương lịch. Ở đợt ra hoa lần 1, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thời điểm phun thiourea sau khi xử lý mầm hoa ở mức ý nghĩa 1%; thời điểm phun thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 1 tháng có thời gian ra hoa trung bình 51,0 ngày, kế đến là phun thiourea 2 là 84,7 ngày và 3 tháng là 110,7 ngày, và sau cùng là đối chứng 129,3 ngày (Bảng 4.22). Trong khi đó, ở đợt ra hoa lần 2
87
chủ yếu là do tác động của yếu tố thời tiết làm cho cây ra hoa tự nhiên nên không có sự khác biệt về thời điểm ra hoa giữa các nghiệm thức (Bảng 4.22).
Thời điểm ra hoa có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong chủ yếu do xử lý ra hoa sớm làm hạn chế tác động của ẩm độ đất do mưa gây ra trước khi thu hoạch. Hình 4.44 cho thấy giai đoạn thuần thục và thu hoạch ở nghiệm thức kích thích ra hoa tự nhiên trùng với thời điểm mưa nhiều, thời gian thuần thục không bị mưa nhưng thu hoạch bị mưa to ở thời điểm 3 tháng, 1 và 2 tháng không bị ảnh hưởng do mưa. Hình 4.45 cho thấy có sự khác biệt về ẩm độ đất ở giai đoạn 1,5 tháng trước khi thu hoạch, có sự biến động đột ngột ẩm độ đất khi kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 3 thánghay để ra hoa tự nhiên. Radha and Mathew (2007) nhận thấy rằng xì mủ rất ít xảy ra ở vùng cao độ cao có khí hậu mát mẻ, xảy ra rất nhiều khi thu hoạch vào mùa mưa ở vùng đồng bằng có khí hậu nóng, và kích thích cây ra hoa sớm tránh mưa là phương pháp tốt nhất để hạn chế xì mủ trái.
Hình 4.44 Lượng mưa hàng ngày, giai đoạn thuần thục và thu hoạch trái ở các thời
điểm xử lý ra hoa khác nhau trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011.
0 12 24 36 48 60 L ư ợ n g m ư a (m m ) 1 01/01 15/01 01/02 15/02 01/03 15/03 31/03 15/04 30/04 15/05 31/05 15/06 30/06 Đối chứng 3 tháng 2 tháng 1 tháng
Giai đoạn thuần thục và thu hoạch trái
88 25 30 35 40 45 50 6 5 4 3 2 1 0 (TH)
Thời gian trước khi thu hoạch (tuần)
Ẩ m độ đất ( % ) Đối chứng 1 tháng 2 tháng 3 tháng
Hình 4.45 Sự biến động ẩm độ đất ở độ sâu 0 – 20 cm giai đoạn 1,5 tháng trước khi
thu hoạch ở những thời điểm kích thích ra hoa khác nhau trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011.
Mặc dù có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong nhưng thời điểm ra hoa không ảnh hưởng đến chỉ số pH và độ Brix thịt trái (Bảng 4.23). Bảng 4.36 cho thấy thời điểm phun thiourea có ảnh hưởng đến năng suất trên cây, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức đối chứng không ra hoa trong đợt ra hoa lần 1, kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 1 tháng có năng suất trung bình 19,8 kg.cây-1, 2 và 3 tháng là 51,2 và 40,1 kg.cây-1 theo thứ tự. Ở đợt ra hoa lần 2, cũng có sự khác biệt thống kê về năng suất giữa các nghiệm thức có phun thiourea so với đối chứng, nghiệm thức đối chứng có năng suất trung bình là 28,4 kg.cây-1, phun thiourea ở thời điểm 1 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất có năng suất trung bình là 11,3 kg.cây- 1, ở thời điểm 2 và 3 tháng là 4,2 và 3,5 kg.cây-1
theo thứ tự (Bảng 4.23). Ở cả 2 đợt ra hoa, kết quả cho thấy nghiệm thức phun thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 1 tháng có năng suất trung bình 31,1 kg.cây-1, cao hơn đối chứng 1,14 lần; 2 và 3 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất có năng suất trung bình 55,4 và 43,6 kg.cây-1, cao hơn đối chứng 2,0 và 1,59 lần theo thứ tự (Bảng 4.23).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ đậu trái và loại trái (Bảng 4.24) nên sự khác biệt về năng suất chủ yếu do sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa, kết quả Bảng 4.25 cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa giữa các nghiệm thức và Hình 4.46 cho thấy sự tương quan thuận giữa tỷ lệ ra hoa và năng suất trên cây (r = 0,94**).
89
Bảng 4.23 Chỉ số pH và độ Brix thịt trái, năng suất (kg.cây-1) ở những thời điểm
kích thích ra hoa khác nhau trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011.
Nghiệm thức Chỉ số pH Độ Brix Năng suất đợt 1 (kg.cây-1)1 Năng suất đợt 2 (kg.cây-1) Năng suất đợt 1 + 2 (kg.cây-1) Đối chứng 3,53 16,0 0,0d 28,4a 28,4d T1+P2 3,54 15,7 22,1c 11,2b 33,3cd T1+K40 3,50 16,0 17,4c 11,4b 28,8d T2+P2 3,50 16,6 46,9ab 4,3c 51,2ab T2+K40 3,48 16,2 55,5a 4,0c 59,5a T3+P2 3,52 16,2 40,6b 2,5c 43,1bc T3+K40 3,44 16,3 39,6b 4,5c 44,1bc F ns ns ** ** ** CV(%) 2,5 3,0 13,1 21,4 13,5
Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
1: số liệu được cộng thêm 0,5 trước khi xử lý thống kê, P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, K40: Tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới, T2: phun thiourea 2 tháng sau khi KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới, T2: phun thiourea 2 tháng sau khi tưới, T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới
Bảng 4.24 Tỷ lệ đậu trái và loại trái (%) ở những thời điểm kích thích ra hoa khác
nhau trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011.
Nghiệm thức Tỷ lệ đậu trái (%)
Loại trái (%)
Loại 1 (>100 g) Loại 2 (75 – 100 g) Loại 3 (<75 g)
Đối chứng 82,9 9,4 67,9 22,8 T1+P2 80,0 9,2 66,5 24,3 T1+K40 77,9 9,1 64,4 26,4 T2+P2 82,1 9,2 63,0 27,9 T2+K40 85,0 9,0 64,7 26,2 T3+P2 85,8 8,9 65,5 25,6 T3+K40 82,1 9,3 67,7 22,9 F ns ns ns ns CV(%) 4,9 7,2 9,0 24,4
Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
1: số liệu được cộng thêm 0,5 trước khi xử lý thống kê, P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán, K40: Tưới KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới, T2: phun thiourea 2 tháng sau khi KClO3 40 g a.i./m đường kính tán, T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới, T2: phun thiourea 2 tháng sau khi tưới, T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới
90 r = 0,94** 0 10 20 30 40 50 20 30 40 50 60 70
Năng suất (kg.cây-1 ) T ỷ l ệ r a hoa (%)
Hình 4.46 Tương quan giữa tỷ lệ ra hoa và năng suất
Kết quả trình bày ở Bảng 4.25 cho thấy phun thiourea ở giai đoạn 2 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất có tỷ lệ ra hoa lần 1 trung bình 8,5%, giai đoạn 2 và 3 tháng là 34,0 và 28,3% theo thứ tự; kích thích ra hoa bằng thiourea sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất 2 tháng có tỷ lệ ra hoa cao hơn ở giai đoạn 1 và 3 tháng có thể do mầm hoa chưa được hình thành ở giai đoạn 1 tháng, và ở giai đoạn 3 tháng mầm hoa bắt đầu đi vào giai đoạn miên trạng nên khó kích thích ra hoa hoặc đã chuyển từ sinh sản sang sinh dưỡng.
Bảng 4.25 Tỷ lệ ra hoa (%) măng cụt ở những thời điểm kích thích ra hoa khác nhau
trên cây măng cụt 14 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2010/2011. Nghiệm thức Tỷ lệ ra hoa (%) đợt 11 Tỷ lệ ra hoa (%) đợt 2 Tỷ lệ ra hoa (%) đợt 1 + 2 Đối chứng 0,0d 15,0a 15,0c T1+P2 7,3c 10,8b 19,2c T1+K40 9,6c 8,3bc 17,9c T2+P2 32,5ab 4,6d 37,1ab T2+K40 35,4a 5,4cd 40,8a T3+P2 27,0b 3,8d 30,8 b T3+K40 29,6ab 2,9d 32,5ab F ** ** ** CV(%) 13,3 18,0 12,3
Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan. **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
1: số liệu được cộng thêm 0,5 trước khi xử lý thống kê, P2: Tưới PBZ 2 g a.i./m đường kính tán; K40: Tưới KClO3
40 g a.i./m đường kính tán; T1: phun thiourea 1 tháng sau khi tưới; T2: phun thiourea 2 tháng sau khi tưới; T3: phun thiourea 3 tháng sau khi tưới phun thiourea 3 tháng sau khi tưới
91
Trong khi đó, ở lần ra hoa đợt 2 (mùa vụ tự nhiên) thì nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ ra hoa cao nhất (15,0%), phun thiourea ở giai đoạn 1 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất có tỷ lệ ra hoa trung bình (9,6%), ở giai đoạn 2 và 3 tháng (4,2 và 3,5% theo thứ tự); các nghiệm thức có phun thiourea vẫn ra hoa lần 2 có thể do mầm hoa được hình thành trên những chồi mới khi xử lý phun thiourea hay chồi chưa đủ điều kiện ra hoa lần 1.
Kết quả cho thấy xử lý ra hoa càng sớm sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 tưới vào đất thì tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong càng giảm, có sự khác biệt về tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong chủ yếu do sự khác biệt về thời điểm ra hoa, cây ra hoa sớm làm hạn chế tác động của ẩm độ đất do mưa gây ra trước khi thu hoạch; sự biến động ẩm độ đất trước khi thu hoạch gây ra xì mủ bên trong trái đã được ghi nhận bởi Sdoodee and Limpun-Udom (2002), Osman and Milan (2006), kết quả khảo sát tại huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre và huyện Châu Thành - tỉnh Hậu Giang của Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo Vệ (2008) cho thấy măng cụt thu hoạch muộn thường bị xì mủ bên trong trái do mưa nhiều dẫn đến làm giảm phẩm chất trái. Mặc dù có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong nhưng thời điểm ra hoa không ảnh hưởng đến chỉ số pH và độ Brix thịt trái; kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và ctv. (2005) cũng nhận thấy xử lý thiourea để kích
thích ra hoa xoài sau khi xử lý PBZ cũng không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái; Lê Bảo Long và Lê Văn Hoà (2008) khi nghiên cứu kích thích ra hoa măng cụt bằng KNO3 và thiourea cũng nhận thấy kết quả tương tự. Thời điểm phun thiourea có ảnh hưởng đến năng suất trên cây, không có sự khác biệt về tỷ lệ đậu trái và loại trái nên sự khác biệt về năng suất chủ yếu do sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa. Phun thiourea ở giai đoạn 2 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ hoặc KClO3 có tỷ lệ ra hoa cao hơn ở giai đoạn 1 và 3 tháng có thể do mầm hoa chưa được hình thành ở giai đoạn 1 tháng, và ở giai đoạn 3 tháng mầm hoa bắt đầu đi vào giai đoạn miên trạng nên khó kích thích ra hoa hoặc đã chuyển từ sinh sản sang sinh dưỡng, kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Lê Thanh Điền (2009) trên cây xoài Cát Chu đều cho thấy xử lý thiourea càng trễ sau khi xử lý hình thành mầm hoa thì càng khó ra hoa, và kết quả quan sát cho thấy có sự xuất hiện chồi mới ở các nghiệm thức phun thiourea. Sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa giữa các nghiệm thức chủ yếu là do tác động của PBZ và KClO3 lên sự hình thành mầm hoa, kết quả nghiên cứu xử lý thiourea và KNO3 đến sự ra hoa của cây măng cụt của Lê Bảo Long và Lê Văn Hòa (2008) cũng cho thấy thiourea không có tác động lên sự hình thành mầm hoa mà chỉ có tác động thúc đẩy cây ra hoa.
92
Tóm lại: xử lý ra hoa sớm làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong do hạn chế tác động của mưa đến ẩm độ đất trước khi thu hoạch, phun thiourea 2 tháng sau khi xử lý hình thành mầm hoa bằng PBZ 2 g a.i. hoặc KClO3 40 g a.i./m đường kính tán có tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong thấp hơn 4,4 lần và tăng năng suất gấp 2,0 lần so với để ra hoa tự nhiên.