Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt
2.1.3 Đặc điểm hình thái, đặc tính vật lý – sinh hóa trái măng cụt
2.1.3.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài và bên trong trái
Paull and Ketsa (2002), trái măng cụt có dạng cầu, đường kính từ 4 – 7 cm, đài hoa mọc đối xứng. Vỏ láng dày 0,6 – 1 cm, vỏ trái chưa thuần thục có màu xanh và chuyển sang màu tím sậm khi chín, vỏ có chứa mủ màu vàng vị đắng (Morton, 1987; Paull and Ketsa, 2002).
Phần ăn được có từ 4 – 8 múi, chiếm khoảng 30% trọng lượng trái, có vị chua nhẹ khi chín (Morton, 1987; Paull and Ketsa, 2002). Trái măng cụt không có hạt hoặc có từ 1 – 5 hạt chứa phôi vô tính (Morton (1987), Paull and Ketsa (2002) nhận thấy có 1 – 2 múi to có hạt chứa phôi vô tính, và Anal (2013) thì trái măng cụt có từ 1 - 3 múi to có chứa hạt. Anal (2013), hạt măng cụt có thể có hoặc không có phôi. Ketsa and Paull (2011), hạt măng cụt thuộc dạng vô tính, không phải hạt thật vì phôi phát triển từ phôi tâm. Anal (2013), cũng nhận thấy hạt măng cụt thuộc dạng vô tính, không phải hạt thật vì chúng phát triển từ bên trong vách noãn.
2.1.3.2 Vị trí, cấu trúc ống dẫn nhựa mủ bên trong trái và thành phần
nhựa mủ
Dorly et al. (2008) khi nghiên cứu về cấu trúc và thành phần ống dẫn
nhựa mủ nhận thấy ống dẫn nhựa mủ đi từ cuống trái vào bên trong trái, ống dẫn nhựa mủ phân bố ở vỏ và thịt trái, đường kính ống dẫn nhựa mủ lớn dần từ vỏ ngoài đến vỏ trong (30 - 262,5 µm); ống dẫn nhựa kéo dài và phân nhánh giống như mạng lưới, không có cấu trúc rõ rệt và là một ống lớn được bao quanh bởi các tế bào biểu mô chuyên biệt; có khoảng 16 – 26 tế bào biểu mô chuyên biệt bào quanh ống dẫn nhựa mủ, các tế bào biểu mô là những tế bào sống có chứa các bào quan như plastid, ti thể và bộ máy Golgi. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng nhận thấy tế bào khởi đầu của ống dẫn nhựa mủ có không bào to và vách dày, trong khi tế bào chuyên biệt bao xung quanh chứa tế bào chất đậm đặc và vách mỏng; nhựa mủ hình thành khi trái được 14 tuần tuổi và cho rằng ống dẫn nhựa mủ ở thịt trái có khởi nguồn từ ống dẫn nhựa mủ của vỏ trong.
Thành phần nhựa mủ chứa các chất triterpenoid, flavonoid và tanin (McGarvey and Croteau, 1995); Dorly et al. (2008), cũng nhận thấy thành
phần tương tự nhưng có thêm sự hiện diện alkaloid, saponin, và steroid. Ketsa and Atantee (1998), vỏ trái măng cụt có chứa phenolic và lignin. Các thành
5
phần khác của măng cụt cũng đã được ghi nhận như xanthone và benzophenon (Parveen and Khan, 1988; Chairungsrilerd et al., 1996; Gopalakrishnan and
Balaganesan, 2000; Nilar et al., 2002; Moongkarndi et al., 2004).