Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về cây măng cụt
2.1.4 Sự tăng trưởng và phát triển trá
Poonnachit et al. (1992), trái măng cụt tăng trưởng theo dạng đường
cong sigmoid, 3 tuần sau khi hoa nở chủ yếu tăng trưởng trọng lượng vỏ, trọng lượng thịt trái bắt đầu tăng và tăng liên tục sau khi hoa nở 3 tuần cho đến khi thu hoạch, phôi hạt hình thành ở giai đoạn 7 tuần sau khi hoa nở. Anabesa (1992), trọng lượng trái và độ dày vỏ giảm trong khi phần trăm ăn được tăng lên ở giai đoạn trái ngừng tăng trưởng kích thước đến khi thu hoạch. Kondo et al. (2002), trọng lượng vỏ và thịt trái tăng trong suốt quá trình phát triển, phôi
hạt hình thành sau khi hoa nở khoảng 7 tuần và trọng lượng hạt tăng nhẹ cho đến 10 tuần ngay sau khi hoa nở. Poovarodom (2009), trọng lượng trái tăng trong suốt quá trình sinh tưởng theo mô hình đường cong sigmoid với hệ số xác định là 0,99, sự tăng trưởng sinh khối trái trong 4 tuần đầu chậm do giai đoạn này quá trình tăng trưởng chủ yếu là do sự phân chia tế bào, sau đó sinh khối tăng tuyến tính với tuổi trái cho đến khi tuần cuối cùng và đây là giai đoạn mở rộng tế bào, đường kính trái cũng tăng lên đều đặn trong 9 tuần trước khi chững lại, tốc độ tăng trưởng đường kính lớn hơn khối lượng ở giai đoạn đầu của sự phát triển trái, có sự tương quan mạnh giữa trọng lượng với đường kính trái và có thể dự đoán trọng lượng qua đường kính trái khi thu hoạch.
Dorly et al. (2010) nhận thấy sự tăng trưởng của chiều cao và rộng trái măng cụt theo đường cong hyperbolic, trái tăng trưởng nhanh trong 6 tuần đầu tiên cùng với sự tăng trưởng hình thái giải phẩu vỏ, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm lại, hạt được hình thành ở tuần thứ 6 và bắt đầu tăng trưởng nhanh. Ketsa and Paull (2011), tăng trưởng chiều cao và chiều rộng là như nhau và duy trì suốt trong quá trình tăng trưởng trái, chiều rộng và chiều cao tăng chậm trong 2 tuần đầu tiện sau khi nở hoa sau đó tăng nhanh tới tuần thứ 5 và sau đó chậm dần lại sau đó. Trọng lượng tươi tăng trưởng như nhau qua các giai đoạn, tăng chậm ở 2 tuần đầu và sau đó tăng nhanh, độ dày vỏ giảm nhẹ từ tuần thứ 2 đến 12 sau khi hoa nở (Wanichkul and Kosiyachinda, 1979a). Setiawan (2012), kích thước trái tăng trưởng suốt mùa vụ, tăng trưởng sinh khối trong 4 tuần đầu sau khi ra hoa là chậm, sau đó tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 5 đến thứ 9 và chậm lại vào tuần thứ 10 đến khi thu hoạch, có sự tương quan giữa kích thước và trọng lượng tươi của trái nhưng sự tương quan giữa trọng lượng tươi của trái với trọng lượng tươi của thịt trái không cao.
6
Thời gian thuần thục của măng cụt tùy thuộc vào điều kiện thời tiết: Gil
et al. (1972), trái măng cụt cần 14 – 16 tuần để thuần thục kể từ khi đậu trái;
Wanichkul and Kosiyachinda (1979b) thì trái măng cụt cần khoảng 12 tuần sau khi đậu trái để thuần thục. Poonnachit et al. (1992) ghi nhận trái măng cụt cần 14 - 17 tuần để phát triển kể từ khi nở hoa và có thể lên đến 26 tuần ở những vùng lạnh; Anabesa (1992) trái măng cụt có thể thu hoạch khoảng 16 tuần sau khi hoa nở; Kanchanapom and Kanchanapom (1998), có thể thu hoạch măng cụt sau khi hoa nở 13 tuần; và Diczbalis (2009), trái sẵn sàng thu hoạch 14 – 17 tuần sau khi trổ hoa.