Nghiên cứu bổ sung phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 114)

: độ dày vỏ tại vị trí múi lép, ĐKM1 đường kính múi phát triển, ĐKM

4.3.2 Nghiên cứu bổ sung phân hữu cơ

Lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong khi thu hoạch và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 4.26), tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong giảm khi lượng phân hữu cơ bón gia tăng và có sự tương quan nghịch rất chặt với nhau ở mức ý nghĩa 1% (r = - 0,76**; Bảng 4.27). Kết quả ở Bảng 4.26 cho thấy không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong khi bón phân hữu cơ từ 10 – 20 kg.cây-1, bón từ 40 – 80 kg.cây-1 làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong 6,5 – 12,8% so với không bón, thấp hơn 1,3 – 1,7 lần theo thứ tự.

Bảng 4.26 Tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%) khi thu hoạch ở các liều

lượng phân hữu cơ khác nhau trên cây măng cụt 24 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012.

Liều lượng phân hữu cơ

(kg.cây-1)

Tỷ lệ xì mủ bên trong trái (%) Tỷ lệ trái bị múi trong (%)

0 31,8a 15,3c 10 30,3a 16,8c 20 27,8a 21,0b 40 25,3ab 25,8a 80 19,0b 27,5a F ** ** CV (%) 16,3 13,3

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 4.27 Tương quan giữa lượng phân hữu cơ bón và phẩm chất trái măng cụt khi

thu hoạch (tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và múi trong (%), chỉ số pH và độ Brix thịt trái) HC XM MT Chỉ số pH Độ Brix HC 1,00 -0,76** 0,83** 0,57** -0,80** XM -0,76** 1,00 -0,57** -0,34 0,58** MT 0,83** -0,57** 1,00 0,48* -0,75** Chỉ số pH 0,57** -0,34 0,48* 1,00 -0,52* Độ Brix -0,80** 0,58** -0,75** -0,52* 1,00

93

Cây măng cụt nở hoa hoàn toàn vào trung tuần tháng 03/2012, giai đoạn thuần thục và thu hoạch rơi vào thời điểm mưa nhiều trong năm (Hình 4.47). Phân hữu cơ có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong khi thu hoạch chủ yếu do tác động của phân hữu cơ đến sự biến động ẩm độ đất, kết quả trình bày ở Hình 4.48 cho thấy có sự biến động ẩm độ đất trong giai đoạn tăng trưởng trái, hầu hết các nghiệm thức (trừ nghiệm thức bón phân hữu cơ 80 kg.cây-1) đều có ẩm độ đất biến động mạnh ở giai đoạn 30 đến 60 ngày sau khi HNHT. Các nghiệm thức bón phân hữu cơ từ 0 - 20 kg.cây-1 có ẩm độ đất giảm khoảng 3,9 ± 1,5% từ giai đoạn 30 đến 45 ngày, sau đó gia tăng một cách đột ngột lên đến 10,1 ± 1,4% ở giai đoạn 45 đến 60 ngày sau khi HNHT, và duy trì ổn định đến khi thu hoạch (Hình 4.48). Trong khi đó, sự biến động ẩm độ đất của nghiệm thức bón phân hữu cơ 40 kg.cây-1 có ẩm độ đất giảm khoảng 1,0% từ giai đoạn 30 đến 45 ngày, sau đó có sự biến động tương đối ở giai đoạn 45 đến 60 ngày sau khi HNHT (8,1%), và duy trì ổn định đến khi thu hoạch (Hình 4.48). Kết quả trình bày ở Hình 4.48 cho thấy nghiệm thức bón phân hữu cơ 80 kg.cây-1 không có sự biến động đột ngột về ẩm độ đất ở giai đoạn 30 đến 60 ngày, sự biến động ẩm độ đất trong giai đoạn 30 đến 45 ngày là 0,2% và từ giai đoạn 45 đến 60 ngày sau khi HNHT tăng 3,6%, và sau đó cũng duy trì ổn định đến khi thu hoạch.

Hình 4.47 Lượng mưa hàng ngày và các giai đoạn phát triển trái măng cụt tại xã An

Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012. 0 12 24 36 48 60 L ượ ng m ưa ( m m ) 1 15/03 31/03 15/04 30/04 15/05 31/05 15/06 30/06 Phát triển Thuần thục và thu hoạch Giai đoạn phát triển trái

94 20 24 28 32 36 40 0 15 30 45 60 75 90 (TH) Ngày sau khi hoa nở hoàn toàn (ngày)

Ẩ m độ đất ( % ) 0 kg 10 kg 20 kg 40 kg 80 kg

Hình 4.48 Sự thay đổi ẩm độ đất ở độ sâu 0 - 20 cm trong giai đoạn tăng trưởng trái

tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012. (TH: thu hoạch)

Ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong, lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái bị múi trong, chỉ số pH và độ Brix thịt trái. Lượng phân hữu cơ bón càng tăng thì tỷ lệ trái bị múi trong càng tăng và có sự tương quan thuận với nhau ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,83**; Bảng 4.27); bón phân hữu cơ 10 kg.cây-1

làmtăng tỷ lệ trái bị múi trong so với không bón là không đáng kể (1,5%), trong khi đó bón phân hữu cơ 20 kg.cây-1 làmtăng tỷ lệ trái bị múi trong so với không bón là 5,7%, và bón phân hữu cơ từ 40 -80 kg.cây-1 làmtăng tỷ lệ trái bị múi trong đến 10,5 và 12,2% theo thứ tự (Bảng 4.26). Có sự tương quan thuận ở mức ý nghĩa 1% giữa lượng phân hữu cơ bón và chỉ số pH ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,57**; Bảng 4.27), có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% về chỉ số pH thịt trái giữa các nghiệm thức (Bảng 4.28); các nghiệm thức có bón phân hữu cơ đều có chỉ số pH của nước ép thịt trái cao hơn không bón, tuy nhiên nghiệm thức bón phân hữu cơ 10 kg.cây-1 tuy có chỉ số pH của nước ép thịt trái cao hơn không bón nhưng không có sự khác biệt thống kê. Ngược lại với chỉ số pH của nước ép thịt trái, độ Brix của nước ép thịt trái tương quan nghịch với lượng phân hữu cơ bón ở mức ý nghĩa 1% (r = - 0,80**; Bảng 4.27; kết quả Bảng 4.28 cho thấy độ Brix của nước ép thịt trái giảm khi lượng phân hữu cơ bón tăng lên, khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; độ Brix của nước ép thịt trái ở nghiệm thức bón phân hữu cơ từ 40 - 80 kg.cây-1 thấp hơn so với nghiệm thức bón phân hữu cơ 20 kg.cây-1 vàkhông bón.

95

Bảng 4.28 Chỉ số pH và độ Brix thịt trái khi thu hoạch ở các liều lượng phân hữu cơ

khác nhau trên cây măng cụt 24 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012.

Liều lượng phân hữu cơ (kg/cây) Chỉ số pH Độ Brix (%) 0 3,42 b 17,6a 10 3,49ab 17,1a 20 3,55a 16,9a 40 3,56a 16,3 b 80 3,57a 16,0 b F * ** CV (%) 1,6 2,5

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến năng suất trái trên cây, năng suất trái trên cây tăng khi lượng phân hữu cơ bón gia tăng và có sự tương quan thuận ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,71**; Bảng 4.29). Bón phân hữu cơ từ 10 - 20 kg.cây-1 hầu như không làm tăng năng suất trái trên cây so với không bón, trong khi bón từ 40 - 80 kg.cây-1

làm tăng năng suất trái trên cây so với không bón từ 12,5 - 14,3 kg.cây-1, cao gấp 1,35 – 1,4 lần (Bảng 4.30). Có sự khác biệt thống kê về năng suất trái trên cây giữa hai nghiệm thức bón phân hữu cơ 40 và 80 kg.cây-1 so với nghiệm thức bón từ 10 - 20 kg.cây-1 cũng như không bón, nhưng không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức bón từ 0 đến 20 kg.cây-1 cũng như giữa 40 và 80 kg.cây-1 với nhau (Bảng 4.30).

Bảng 4.29 Tương quan giữa lượng phân hữu cơ bón (kg.cây-1), năng suất (kg.cây-1

), tỷ lệ ra hoa và đậu trái (%), tỷ lệ trái loại 1, loại 2, và loại 3 (%).

HC NS RH DT L1 L2 L3 HC 1,00 0,71** 0,20 0,10 0,58** 0,71** -0,72** NS 0,70** 1,00 0,06 0,13 0,78** 0,88** -0,89** RH 0,20 0,06 1,00 0,35 0,30 0,15 -0,16 DT 0,10 0,13 0,35 1,00 0,11 0,20 -0,19 L1 0,58** 0,78** 0,30 0,11 1,00 0,64** -0,66** L2 0,71** 0,88** 0,15 0,20 0,64** 1,00 -1,00 L3 -0,72** -0,89** -0,16 -0,19 0,66** -1,00 1,00

HC: lượng phân hữu cơ bón, NS: năng suất, RH: tỷ lệ ra hoa, DT: tỷ lệ đậu trái, L1: tỷ lệ trái loại 1, L2: tỷ lệ trái loại 2, L3: tỷ lệ trái loại 3

96

Bảng 4.30 Năng suất (kg.cây-1), tỷ lệ ra hoa và đậu trái (%) ở các liều lượng phân

hữu cơ khác nhau trên cây măng cụt 24 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012.

Liều lượng phân hữu cơ

(kg.cây-1)

Năng suất (kg.cây-1

) Tỷ lệ ra hoa (%) Tỷ lệ đậu trái (%)

0 35,5b 28,8 75,0 10 36,8b 33,8 79,4 20 41,0b 28,8 78,1 40 48,0a 27,5 75,3 80 49,8a 33,8 78,1 F ** ns ns CV (%) 10,5 15,8 3,6

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Lượng phân hữu cơ bón không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra hoa và đậu trái (Bảng 4.30), và tỷ lệ trái măng cụt loại 1 nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái măng cụt loại 2 và 3 (Bảng 4.31). Sự khác biệt về năng suất chủ yếu do sự khác biệt về tỷ lệ trái măng cụt loại 2 và 3, có sự tương quan thuận giữa lượng phân hữu cơ bón và tỷ lệ trái măng cụt loại 2 ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,71**; Bảng 4.29); trong khi đó, có sự tương quan nghịch giữa lượng phân hữu cơ bón và tỷ lệ trái măng cụt loại 3 ở mức ý nghĩa 1% (r = - 0,72**; Bảng 4.29). Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức về tỷ lệ trái măng cụt loại 2, bón phân hữu cơ từ 40 - 80 kg.cây-1 làm tăng tỷ lệ trái loại 2 từ 17,2 - 18,5% so với không bón, cao gấp 1,49 – 1,52 lần theo thứ tự; bón từ 10 - 20 kg.cây-1 chỉ làm tăng tỷ lệ trái loại 2 từ 6,2 - 7,0% theo thứ tự (Bảng 4.31).

Bảng 4.31 Tỷ lệ trái măng cụt loại 1, 2 và 3 (%) ở các liều lượng phân hữu cơ khác

nhau trên cây măng cụt 24 năm tuổi tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012.

Liều lượng phân hữu cơ

(kg.cây-1)

Trái loại 1 (%) Trái loại 2 (%) Trái loại 3 (%)

0 4,0 35,3 b 60,8a 10 3,8 42,3 b 54,0a 20 4,3 41,5 b 54,3a 40 4,8 52,5a 42,8 b 80 5,0 53,8a 41,3 b F ns ** ** CV (%) 14,9 14,2 13,4

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

97

Kết quả ở Bảng 4.31 cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ trái loại 3 giữa các nghiệm thức, bón phân hữu cơ từ 10 - 20 kg.cây-1

làm giảm tỷ lệ trái loại 3 so với không bón từ 6,5 - 6,8%; bón từ 40 và 80 kg.cây-1 làm giảm tỷ lệ trái loại 2 từ 18,0 đến 19,5%, thấp hơn 1,42 – 1,47 lần. Kết quả trình bày ở Bảng 4.29 cũng cho thấy có sự tương quan giữa tỷ lệ trái măng cụt loại 2 và loại 3 với năng suất trái trên cây, có sự tương quan thuận giữa năng suất trái trên cây và tỷ lệ trái măng cụt loại 2 và tương quan nghịch với tỷ lệ trái măng cụt loại 3 ở mức ý nghĩa 1% (r = 0,88** và -0,89**; Bảng 4.29).

Kết quả trình bày ở Bảng 4.32 cho thấy phân hữu cơ bón có tác động cải thiện một số đặc tính lý – hóa đất tại vườn thí nghiệm khi thu hoạch, ngoại trừ EC và B dễ tiêu. Nghiệm thức bón phân hữu cơ 10 kg.cây-1

hầu như không ảnh hưởng đến đặc tính lý – hóa đất so với không bón, và bón phân hữu cơ 20 kg.cây-1 chỉ ảnh hưởng đến lượng N và P hữu dụng (Bảng 4.32). Nghiệm thức bón phân hữu cơ 40 hay 80 kg.cây-1

đều giúp cải thiện độ xốp và khả năng giữ nước của đất, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, N và P hữu dụng, K và Ca trao đổi trong đất so với không bón (Bảng 4.32).

Bảng 4.32 Đặc tính lý – hóa đất vườn trồng măng cụt ở độ sâu 0 – 20 cm khi thu

hoạch tại xã An Phú Tân – huyện Cầu Kè – tỉnh Trà Vinh mùa vụ 2011/2012. Liều lượng phân

hữu cơ (kg.cây-1

) Chất hữu cơ (%) Độ xốp (%) Khả năng giữ nước (%) pH (H2O 1:2,5) EC (1: 2,5; mS/cm) 0 2,34 c 51,8 b 42,6 b 5,32 b 0,22 10 2,38 c 52,0 b 43,0 b 5,33 b 0,22 20 2,47 c 52,2 b 44,3 b 5,35 b 0,23 40 2,75 b 54,1 b 46,1ab 5,37 b 0,23

80 3,29a 58,8a 49,0a 5,65a 0,24

F ** ** ** * ns

CV (%) 3,6 4,6 4,8 4,8 4,4

Liều lượng phân

hữu cơ (kg.cây-1

) N hữu dụng (mg/100g) P hữu dụng (mg/100g) K trao đổi (meq/100g) Ca trao đổi (meq/100g) B dễ tiêu (mg/100g) 0 4,63 d 11,05 c 0,40 b 2,32 b 1,56 10 6,58 d 12,35 bc 0,41 b 2,41 b 1,52 20 10,79 c 14,32 b 0,46 b 2,56ab 1,50

40 17,65 b 20,57a 0,65a 2,71a 1,57

80 23,44a 22,03a 0,66a 2,84a 1,53

Trung bình ** ** ** ** ns

CV (%) 10,4 12,5 8,5 7,1 6,2

Các số trong cùng một cột có mẫu tự theo sau giống nhau không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

98

Lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến phẩm chất trái măng cụt, làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ bên trong và làm tăng tỷ lệ trái măng cụt bị múi trong có lẽ do phân hữu cơ tăng khả năng giữ nước của đất và hạn chế sự biến động ẩm độ đất đột ngột trong giai đoạn tăng trưởng, Laywisadkul (1994) và Chutinunthakun (2001) nhận thấy sự dư thừa nước hay mưa nhiều trước khi thu hoạch gây ra hiện tượng trái măng cụt bị múi trong, và trái măng cụt bị xì mủ bên trong có liên quan đến sự biến động ẩm độ đất (Sdoodee and Limpun- Udom, 2002; Sdoodee and Chiarawipa, 2005); ngoài ra, cũng có một số nhận định cho rằng hiện tượng xì mủ bên trong trái có liên quan đến sự thiếu hụt Ca (Trần Văn Minh và Nguyễn Lân Hùng, 2000; Limpun-Udom, 2002; Pechkeo

et al., 2007b) vì thế tỷ lệ trái măng cụt bị xì mủ bên trong giảm có thể do

lượng Ca trao đổi trong đất tăng lên khi bón phân hữu cơ. Lượng phân hữu cơ bón còn làm giảm độ Brix nhưng làm tăng chỉ số pH của nước ép thịt trái có lẽ do sự gia tăng tỷ lệ trái măng cụt bị múi trong, Pankasemsuk et al. (1996) nhận thấy trái bị múi trong có độ Brix và TA đều thấp hơn so với trái bình thường.

Lượng phân hữu cơ bón có ảnh hưởng đến năng suất trái măng cụt có thể do phân hữu cơ bón làm tăng N và P hữu dụng, K và Ca trao đổi trong đất. Muas et al. (1997) nhận thấy có tương quan giữa trọng lượng và kích thước trái với hàm lượng N trong lá, và Hồ Văn Thiệt và ctv. (2012) cũng nhận thấy bón phân hữu cơ làm tăng năng suất trái măng cụt do sự gia tăng của N hữu dụng và K trao đổi trong đất. Đã có một số nghiên cứu cải thiện năng suất trái và phẩm chất trái măng cụt bằng cách bổ sung dinh dưỡng qua lá hay đất (Salakpetch, 1996; Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2004; Nguyễn Văn Thơ và ctv., 2004; Nguyễn An Đệ và ctv., 2004b; Pechkeo et al., 2007;

Poovarodom và Boonplang, 2010; Dolry et al., 2011), bón phân hữu cơ (Võ

Hữu Thoại và ctv., 2004; Hồ Văn Thiệt và ctv., 2012), kiểm soát ẩm độ đất

(Sdoodee and Limpun-Udom, 2002; Sdoodee and Chiarawipa, 2005; Lê Bảo Long và ctv., 2012) đã được đề cập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yếu tố gây xì mủ bên trong trái măng cụt (garcinia mangostana l ) (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)