Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 28)

II. NỘI DUNG: Trọng tâm:

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

a Cách thực hiện:

GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK cuối trang 27. Sau đó, GV hỏi: Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?

GV giúp HS trả lời:

Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, giàu, nghèo, thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội. Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trong việc hưởng quyền bầu cử và ứng cử.

GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung trong mục 1, SGK:

HS trình bày các ý kiến của mình.

GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một

điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. Vì vậy, trong thực tế, có thể người này được hưởng nhiều quyền hơn, người kia được hưởng ít quyền hơn hoặc người này thực hiện nghĩa vụ khác với người kia, nhưng vẫn là bình đẳng trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật .

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ quyền và nghĩa vụ

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật . Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân .

Một là : Mọi công dân đều được hường quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình . Các quyền được hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế,…

Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính,

GV giảng mở rộng:………

2. Hiến pháp quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. (Điều 54 Hiến pháp năm 1992) Tuy nhiên không phải cứ công dân đủ 21 tuổi đều có quyền ứng cử vào đại biểu quốc hội

Theo quy định, những người sau không được ứng cử đại biểu Quốc hội:

1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự

2- Người đang bị khởi tố về hình sự;

3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;

4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;

“5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

(Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ).

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w