Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 111)

III. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

B. Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

động kinh doanh

GV hỏi: Theo em, theo quy định của pháp luật,

nhà kinh doanh phải thực hiện những nghĩa vụ gì?

HS trao đổi, phát biểu. GV giảng:

+ Mọi doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện KD những ngành, nghề mà PL không cấm. Ví

dụ : Cấm KD các ngành, nghề gây phương hại đến

quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn XH, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của ND.

(ví dụ: mở cửa hàng bán thuốc tân dược, thuốc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp).

GV nêu câu hỏi: Trong các nghĩa vụ khi kinh

doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất?

HS trao đổi, phát biểu.

ï Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các họat động kinh doanh

Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

Bảo vệ môi trường;

Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội v.v…

GV giảng:

Trong các nghĩa vụ này, nghĩa vụ nộp thuế được coi là quan trong nhất. Thuế là khoản tiền

từ thu nhập mà tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Thuế ra đời và tồn tại cùng với NN, là khoản thu chủ yếu của ngân sách NN. Nhà nước không thể tồn tại được nếu không có nguồn thu từ thuế. Thuế dùng để chi cho những công việc chung của NN và XH ………..

GV hỏi: Em biết những loại thuế nào ở nước ta

hiện nay?

HS trao đổi, phát biểu: GV giảng:

Ở nước ta hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau. + Thuế thu nhập doanh nghiệp : Là khoản thuế thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có thu nhập của các tổ chức, cá nhân, trừ hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay ở nước ta được thực hiện theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2003. Theo Luật này, có các mức thuế khác nhau đối với các cơ sở kinh doanh như sau : • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.

• Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28 đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

+ Thuế giá trị gia tăng : Là khoản thuế tính trên

giá trị tăng thêm của HH, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ SX, lưu thông đến tiêu dùng. Ví dụ: HH được SX ra từ nhà máy, nếu được bán trên thị trường thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, tức là giá bán trên thị trường lần đầu. Nếu bán tiếp làn sau với giá cao hơn thì phần chênh lệch giữa giá bán lần đầu với giá bán lần sau là giá phải tính thuế.

2) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát của pháp luật về phát

Đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân SX, KD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt : Là thuế thu đối với một số mặt hàng hoá và dịch vụ đặc biệt được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu vào Việt Nam. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trước hết là hàng hoá, bao gồm : thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xăng các loại, điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã. ngoài hàng hoá, đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn bao gồm các loại dịch vụ như : kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra- ô-kê, kinh doanh casino, trò chơi bằng máy giắc- pót, kinh doanh giải trí có đặt cược, kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn, kinh doanh xổ số.

Ví dụ : sản xuất hoặc nhập khẩu hàng bia chai, bia

hộp thì phải nộp thuế với mức là 75% ; đối với dịch vụ kinh doanh gôn, bán thẻ hội viên, vé chơi gôn thì mức thuế suất là 10%.

+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao : Là thuế thu đối với công dân VN ở trong nước hoặc đi công tác nước ngoài và cá nhân khác định cư tại VN, người nước ngoài làm việc tại VN có thu nhập cao theo quy định của PL

2.- Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển về văn hóa

GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại.

GV hỏi: Thế nào là pháp luật về phát triển văn

hoá?

HS trao đổi, phát biểu.

GV nhận xét, điều chỉnh, bổ sung. GV giảng:

PL về phát triển văn hoá VN là hệ thống các quy phạm PL về xây dựng nền văn hoá VN trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá; xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá ; nghiêm cấm, loại trừ truyền bá tư tưởng và văn hoá

triển về văn hóa

Pháp luật về sự phát triển văn hóa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp, Bộ

luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, v.v… Đó là hệ

thống quy định của pháp luật về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nguyên tắc quản lí nhà nước về văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; nghiêm cấm, lọai trừ truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; giữ gìn và phát triển các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể; xác định trách nhiệm của Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị.

phản động, đồi truỵ ; giữ gìn và phát triển các di

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w