Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 31)

II. NỘI DUNG: Trọng tâm:

3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm

quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

GV đặt vấn đề: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trước PL trên cở nào?

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau trên phiếu học tập:

Theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và các luật không? Vì sao?

Bản thân em được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụï gì theo quy định của pháp luật? (Nêu ví dụ cụ thể).

Vì sao Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật?

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK: Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong tuyển sinh đại học, cao đẳng. Theo em, điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?

GV giảng:

Quy định của Nhà nước ưu tiên theo nhóm (nhóm ưu tiên 1, nhóm ưu tiên 2,..) căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng khu vực, đồng thời quan tâm tới những gia đình có công với cách mạng như con thương binh, con liệt sĩ, con bà me Việt Nam anh hùng; quan tâm tới anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất, nghệ nhân,…Trong đó, thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng mức ưu tiên theo khu vực ( khu vực 1) cao nhất

GV nhấn mạnh:

3/ Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật .

Quyền và nghĩa vụ của

công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.

Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Để đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật. Không một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và nghĩa vụ công dân trái với Hiến pháp và luật.

GV giảng:

Theo Điều 51 Hiến pháp 1992: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Quy định như vậy nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân, không cho phép bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được đặt ra quyền và quy định các nghĩa vụ cho công dân. ï Để bảo đảm thực hiện bình đẳng về quyền, nghĩa vụ công dân, Nhà nước thực hiện các biện pháp như:………

+ Tổ chức, tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về quyền, nghĩa vụ của công dân.

+ Ban hành và công bố công khai các quy định về trình tự, thủ tục và cách thức, thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân.

+ Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền công dân.

ï Để thực hiện quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân, pháp luật quy định, hoạt động tố tụng phải tiến hành theo các nguyên tắc:

3. Củng cố:

ï Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí? Cho ví dụ?

ï Ý nghĩa của việc Nhà nước bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí?

ï Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây.

4. Dặn dò:

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) Học bài 1,2,3 tuần sau kiểm tra một tiết.

Năm học: 2011 - 2012 Học kỳ: I

Tuần thứ: 8

Bài 4

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂNTRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (3TIẾT)(Tiết 1) (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BAØI HỌC:1.Về kiến thức: 1.Về kiến thức:

-Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình

đẳng trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.

2.Về kiõ năng:

Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực

hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.

3.Về thái độ:

Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh.

II. NỘI DUNG : Trọng tâm: Trọng tâm:

- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. - Bình đẳng trong lao động.

- Bình đẳng trong kinh doanh.

III. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w