SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI (2TIÊT) – (Tiết 1)

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 125)

C. Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hộ

5) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc

SỰ PHÁT TRIỂN TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI (2TIÊT) – (Tiết 1)

(2TIÊT) – (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BAØI HỌC:1.Về kiến thức: 1.Về kiến thức:

Hiểu được vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân lọai.

Nhận biết được thế nào là điều ước quốc tế, mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia.

Hiểu được sơ bộ về sự tham gia và thực hiện tích cực của Việt Nam vào các ĐƯQT về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

2.Về kiõ năng:

Phân biệt được điều ước quốc tế với các văn bản pháp luật quốc gia.

3.Về thái độ:

Tôn trọng pháp luật của Nhà nước về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

II. NỘI DUNG : Trọng tâm: Trọng tâm:

Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

III. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết trình, đàm thoại, trực quan,…

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to. - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới:

Thế giới ngày nay là thế giới của hội nhập và toàn cầu hóa . Trong bối cảnh quốc tế này, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã và đang thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng

đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, phát triển và tiến bộ của nhân loại.

Hợp tác giữa Việt Nam với các nước được thực hiện thông qua nhiều hình thức và công cụ khác nhau, trong đó, pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu nhất, là cơ sở pháp lí để thưcï hiện có hiệu quả quá trình hợp tác. Bài 10 sẽ giúp ta hiểu rõ hơn những vấn đề này.

T/g Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học Tiết 1: I.- Vai trò của PL đối với HB và sự P/triển,

tiến bộ của nhân lọai

Đơn vị kiến thức này mang tính lý luận, GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình.

II.- Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia

1.- Khái niệm điều ước quốc tế

GV hỏi: Điều ước quốc tế là gì? Các em đã biết đến

ĐƯQT nào (Ví dụ: hiệp định, công ước)?

HS có thể kể tên một số điều ước quốc tế, ví dụ: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ.

GV giảng:

Ngày nay, không một quốc gia nào đứng ngoài các quan hệ hợp tác quốc tế mà có thể phát triển được. Hơn bao giờ hết, các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Để hợp tác với nhau, các quốc gia phải cùng nhau đàm phán để đi đến thống nhất kí kết các văn bản pháp lí quốc tế, trong đó quy định mỗi nước có những quyền và nghĩa vụ gì và cách thức thực hiện hợp tác như thế nào. Văn bản pháp lí được kí kết giữa các quốc gia được gọi là điều ước quốc tế.

Vậy thế nào là điều ước quốc tế ?

Có thể định nghĩa một cách khái quát : Điều ước quốc tế là văn bản PL quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.

Ví dụ: + Hiến chương Liên hợp quốc, Hiến chương

ASEAN,...

+ Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì ; Hiệp định Bảo hộ và khuyến khích đầu tư giữa

I.- Vai trò của PL đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai

Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.

Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế Thương mại giữa các nước.

Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên tòan thế giới.

Việt Nam với các nước ; Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam – Trung Quốc,...

+ Hiệp ước về Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân ; Hiệp ước về biên giới đất liền giữa Việt Nam - Trung Hoa ; Hiệp ước ước hoạch định biên giới Việt Nam – Lào ;...

+ Công ước của LHQ về quyền trẻ em ; Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ ; Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển ;...

+ Nghị định thư Ki-ô-tô về môi trường

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD lớp 12 cả năm chuẩn KTKN_Bộ 3 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w