2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 SL % SL % SL % SL %
3.4.1. Đối với Ban lãnh đạo và quản lý bộ phận
Ban Lãnh đạo là những người đứng đầu chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty đồng thời là người nắm rõ nhất mục tiêu và tình hình hoạt động của Công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp cần phải có sự ủng hộ tuyệt đối của Ban Lãnh đạo, cụ thể:
Thứ nhất, việc xác định nhu cầu đào tạo là giai đoạn tiền đề của quy trình đào tạo. Một kế hoạch, chương trình đào tạo có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều điều kiện, trong đó, một lí do là phải nhằm đúng vào đối tượng cần được đào tạo. Do vậy, là người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu đào tạo tại nơi trực tiếp triển khai nghiệp vụ, trực tiếp sản xuất, Ban Lãnh đạo và trưởng bộ phận cần loại trừ quan điểm coi đào tạo là một biện pháp khuyến khích, động viên tinh thần làm việc đối với người lao động, tăng cường tính chủ động trong công tác phân tích công việc và phân tích công nhân viên.
Thứ hai, xác định rõ yêu cầu đối với đội ngũ lao động trực tiếp để các cá nhân và bộ phận có liên quan xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể và là cơ sở để so sánh và xác định nhu cầu đào tạo lao động trực tiếp. Nếu Ban Lãnh đạo thể hiện những mong muốn rõ ràng và cụ thể hơn về đội ngũ lao động trực
tiếp của mình thì công tác nhân sự nói chung và công tác đào tạo nói riêng có thể có cơ sở vững chắc để xây dựng và hoạch định kế hoạch, nhu cầu thực hiện.
Thứ ba, để đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ lao động trực tiếp sau các chương trình đào tạo rất cần sự tham gia đánh giá nhận xét của Ban Lãnh đạo. Ban Lãnh đạo là người nắm rõ nhất sự thay đổi trong công tác nhân sự cả về mặt chất lượng và tiến độ. Vì vậy, Ban Lãnh đạo phải có cái nhìn và sự đánh giá khách quan đối với đội ngũ lao động trực tiếp.
Thứ tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác đào tạo được triển khai một cách hiệu quả bằng các khoản kinh phí đầu tư hợp lý.