Đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp tại công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam (Trang 96)

2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 SL % SL % SL % SL %

3.3.6.Đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo

Công ty nên có phương án đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo đầy đủ để không ảnh hưởng tới quá trình đào tạo. Bàn ghế, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo như: máy tính xách tay, máy chiếu, micro còn thiếu. Hiện tại, Công ty chỉ có 01 phòng đào tạo. Vì vậy, các chương trình đào tạo phải sắp xếp luân phiên nhau. Phòng đào tạo rộng 50m2, phòng rộng số lượng tham gia đào tạo bình quân 35 người/lớp, không có micro nên giáo viên thường phải cố gắng nói to để làm sao các học viên có thể nghe và hiểu được bài. Điều này, ảnh hưởng tới sức khỏe của giáo viên và

việc duy trì chất lượng chương trình đào tạo sẽ không thể kéo dài được và điều đó làm ảnh hưởng tới kết quả đào tạo. Do đó, Công ty nên đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác đào tạo để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao.

Bảng 3.7. Đề xuất cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo

TT Nội dung Số lượng Ghi chú

1 Cải tạo thêm phòng học 01 Canteen rộng 100m2 (tách thành 1 phòng học)

2 Micro 02 01 cho phòng học cũ, 01 cho

phòng học mới

3 Máy tính xách tay 02 01 cho phòng học cũ, 01 cho phòng học mới

4 Bàn ghế 35 bộ Phòng học mới

5 Tài liệu đào tạo Phát cho học viên trước khi đào tạo

Nguồn: Tác giả đề xuất, năm 2013

3.3.7. Đào tạo phải gắn với khuyến khích người lao động, tạo việc làm và bố trí sử dụng sau đào tạo hợp lý

Để tạo được bầu không khí tích cực học tập, thúc đẩy mọi người tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Công ty cần có các chính sách khuyến khích vật chất lẫn tinh thần. Cần gắn kết giữa kết quả đào tạo của từng cá nhân với việc sử dụng họ sau đào tạo, tức là sau mỗi khóa đào tạo căn cứ vào kết quả mà họ đạt được. Tạo ra dân chủ, công bằng trong việc sắp xếp bố trí công việc của từng người. Từ đó tạo động lực để người lao động phấn đấu, tạo sự cạnh tranh tích cực để người lao động không ngừng phấn đấu, trau dồi những kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc và khả năng thăng tiến trong vị trí làm việc của họ. Họ là người tiếp thu và áp

dụng những kiến thức vào quá trình quản lý làm việc của mình. Chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo phụ thuộc vào động cơ, trình độ tiếp thu và phương pháp đào tạo, trong đó ý thức và động cơ của người học đóng vai trò quyết định nhất. Vì vậy, cần có cơ chế để tạo động lực thực sự nhằm làm cho người học có ý thức tham gia tích cực vào các khóa học như: có lộ trình thăng tiến hay điều chỉnh trợ cấp kỹ năng sau khi tham gia đào tạo…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ lao động trực tiếp tại công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam (Trang 96)