Về cơ bản, mọi giải pháp XLNX như ñã nêu ở phần 1.3.1.2 ñều có thể áp dụng
ñối với nợ xấu CTTC. Tuy nhiên, căn cứ vào tính khả thi, ñiểm ưu việt của từng phương pháp cũng như thực tế hoạt ñộng của các công ty CTTC cho thấy việc XLNX CTTC chỉ tập trung vào bốn nhóm giải pháp chính là tái cơ cấu, xử lý TSBĐ, sử dụng biện pháp pháp lý và xử lý bằng DPRR vì các lý do sau:
Một là do tính không khả thi của một số giải pháp như bán khoản nợ hoặc chứng khoán hóa khoản nợ.
- Về nghiệp vụ mua bán nợ chủ yếu ñược thực hiện thông qua mô hình các AMC và thường nghiêng về phục vụ cho mục tiêu xử lý nợ tồn ñọng gắn với một chính sách kinh tế chứ không theo mục ñích kinh doanh vì lợi nhuận. Do ñó, việc bán các khoản nợ xấu CTTC thường khó có thể thực hiện như một giải pháp xử lý nợ mang tính thương mại.
- Về nghiệp vụ chứng khoán hóa, ñể có thể thực sự triển khai thì thị trường chứng khoán cần ñạt ñến một trình ñộ phát triển nhất ñịnh với ñầy ñủ các thị trường phụ trợ như thị trường mua lại (repo), thị trường các sản phẩm phái sinh (derivaties). Hơn nữa, CTTC hiện nay ña phần là cho thuê tài sản là ñộng sản nên khả năng chứng khoán hóa chỉ có thể thực hiện dưới dạng chứng khoán tài sản tài chính (ABS) là các khoản nợ cho thuê. Tuy nhiên ña số các khoản nợ
cho thuê ñã chuyển thành nợ xấu ñều có dấu hiệu suy giảm hoặc mất khả năng thu hồi, dòng tiền thu nhập trong tương lai từ các khoản nợ này không ñảm bảo nên khả năng áp dụng kỹ thuật chứng khoán hóa cho các khoản nợ xấu CTTC theo từng món là không khả thi.
Hai là do ñiểm ñặc thù của CTTC là tài sản cho thuê thuộc sở hữu của bên cho thuê nên giải pháp xử lý tài sản ñảm bảo – tức tài sản cho thuê – có nhiều ñiểm thuận lợi hơn so với TSBĐ trong cho vay. Chính vì vậy, giải pháp thu hồi và xử lý tài sản cho thuê gần như là giải pháp chung phổ biến cho hầu hết các khoản nợ xấu CTTC trừ
những trường hợp việc thu hồi tài sản gặp trở ngại. Và thông thường ñể XLNX hiệu quả thì các công ty CTTC sẽ phải áp dụng kết hợp một cách linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tối ña hóa khả năng thu hồi khoản nợ. Tùy theo mức ñộ nghiêm trọng và phức tạp của khoản nợ xấu, các giải pháp có thểñược lựa chọn lần lượt như sau:
- Tái cơ cấu khoản nợ. Việc cơ cấu nợ tại các công ty CTTC về cơ bản tương tự
như cơ cấu nợ vay của các TCTD ngân hàng. Theo ñó, cơ cấu nợ bao gồm hai trường hợp là gia hạn nợ và ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Đây là giải pháp rất phổ
biến ñược áp dụng ở hầu hết các TCTD nói chung và các công ty CTTC nói riêng khi khách hàng ñược ñánh giá là có thiện chí, còn khả năng hồi phục và khoản nợ còn có khả năng thu hồi ñầy ñủ.
- Xử lý tài sản cho thuê. Tùy vào ý thức, tình trạng hoạt ñộng của khách hàng thuê cũng như mức ñộ của khoản nợ xấu, các Công ty CTTC có thể quyết ñịnh xử lý tài sản cho thuê ñể thu hồi nợ mà không cần áp dụng giải pháp tái cơ cấu. Về khía cạnh pháp lý, việc thu hồi tài sản cho thuê của các Công ty CTTC thuận lợi hơn rất nhiều so với việc xiết TSBĐ nợ vay. Cũng chính do có quyền sở hữu
tài sản mà Công ty CTTC có thể có nhiều phương án lựa chọn hơn ñối với việc xử lý tài sản sau khi thu hồi như cho thuê tiếp, trực tiếp tổ chức bán ñấu giá tài sản hoặc bán thông qua tổ chức bán ñấu giá. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản cho thuê trong một số trường hợp vẫn không phải lựa chọn tối ưu do tính thanh khoản của tài sản cho thuê không cao hoặc giá trị thu hồi không ñủ bù ñắp khoản nợ. Chính vì vậy, cho dù có những thuận lợi nhất ñịnh về pháp lý nhưng
ñây không phải là giải pháp luôn luôn có hiệu quả trong việc XLNX CTTC. - Sử dụng biện pháp pháp lý. Thông thường trước khi ñi ñến quyết ñịnh lựa chọn
giải pháp XLNX bằng con ñường pháp lý, các Công ty CTTC ñều ñã phải tính
ñến phương án xử lý tài sản. Nhưng có những trường hợp và do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tài sản thuê bị mất mát hoặc có tranh chấp dẫn ñến Công ty CTTC không thể thực hiện việc thu hồi ñể xử lý thì giải pháp pháp lý có thể là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy giải pháp này rất ít ñược sử
dụng do tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Mặc khác văn hóa giải quyết tranh chấp thông qua tòa án hoặc trọng tài kinh tế
vẫn còn chưa phổ biến với nhiều nước ñang phát triển – nơi có hoạt ñộng CTTC khá phát triển.
- Xử lý bằng DPRR. Đây có có thể ñược xem là giải pháp cuối cùng ñể XLNX CTTC. Tuy nhiên, việc sử dụng DPRR thường chỉ ñược áp dụng trong các trường hợp khách hàng giải thể phá sản (ñối với tổ chức) hoặc chết, mất tích (ñối với các nhân) và các khoản nợ ñược ñánh giá hết khả năng thu hồi. Ngoài ra, vì toàn bộ nợ thuê tài chính ñều có TSBĐ – là chính tài sản cho thuê - nên việc sử dụng dự phòng ñể xử lý thường chỉ thực hiện ñược sau khi thu hồi, bán phát mãi tài sản mà công ty CTTC vẫn không thu hồi ñủ khoản nợ. Chính vì vậy, việc sử dụng DPRR mặc dù là giải pháp xử lý nợ bằng chính nội lực của các Công ty CTTC nhưng vẫn phải tuân thủ các quy ñịnh và ñược kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế tối ña việc thất thoát vốn cũng như ngăn ngừa tâm lý ỷ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện ñại hóa ñất nước, nguồn vốn ñầu tư
luôn là yếu tố có tầm quan trọng hàng ñầu. Thị trường tài chính ngày càng phát triển mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều kênh huy ñộng vốn mới, trong ñó CTTC
ñang dần trở thành một kênh cung cấp vốn trung dài hạn hiệu quả và ñặc biệt phù hợp với ñối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía các Công ty CTTC, việc tăng cường phát triển hoạt ñộng CTTC phải ñi kèm với một chính sách quản trị rủi ro tốt ñể ñảm bảo ñầu tư hiệu quả cho nền kinh tế
và góp phần xây dựng thị trường tài chính bền vững, lành mạnh. Tín dụng mà ñặc biệt là tín dụng trung dài hạn luôn luôn chứa ñựng nhiều rủi ro nên nợ xấu là ñiều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc nhìn nhận ñúng về nợ xấu và có những giải pháp ñể XLNX có ý nghĩa vô cùng quan trọng ñối với mọi TCTD, bao gồm cả các Công ty CTTC. Phần cơ
sở lý luận trình bày tại Chương 1 là nền tảng cho việc ñánh giá thực trạng cũng nhưñề
ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XLNX tại VCBL hiện nay và trong tương lai.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM