Nâng cao năng lực phòng chống rủi ro

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 65)

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ tín dụng nên sẽcó nhiều rủi ro trong kinh doanh. Các rủi ro này gây ra các tổn thất cho ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản do đó nâng cao khả năng phòng chống rủi ro là việc ưu tiên hàng đầu trong quản trị điều hành ngân hàng giúp ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro tỷ giá,..Hoạt động tín dụng là hoạt động chính mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động mang nhiều rủi ro nhất. Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại nhằm làm cho hoạt động

ngân hàng an toàn. Để phòng chống rủi ro tín dụng ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân gây ra rủi ro và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro sao cho có hiệu quả nhất. Do đó các nhà quản trị ngân hàng cần được trang bị kiến thức về quản trị rủi ro. Các giải pháp để nâng cao năng lực phòng chống rủi ro tín dụng:

-Tuân thủ chặt chẽ chế độ, chính sách và quy trình tín dụng để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng hơn là quy mô tín dụng.

-Không tập trung tín dụng quá cao cho một ngành nghề hay một khách hàng, lĩnh vực liên quan…

-Chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay nhưng cũng không nên quá kỳ vọng vào sự an toàn do có tài sản đảm bảo mà cần quan tâm đến phương án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không.

-Cán bộ định giá tài sản đảm bảo nợ vay phải có trình độ chuyên môn cao và các cán bộ này nên độc lập với bộ phận xét duyệt cho vay.

-Thường xuyên kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay.

-Triển khai hệ thống chấm điểm, sếp hạng doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để có cơ sở cho vay.

-Xây dựng phần mềm thẩm định tín dụng dự án đầu tư để có được những báo cáo thẩm định khách quan.

-Khi quyết định cho vay, ngân hàng cần tìm hiểu thêm thông tin thị trường, chính sách kinh tế có liên quan đến doanh nghiệp vay để có cái nhìn tổng quát hơn trước khi có quyết định cho vay.

-Kiểm tra trong giai đoạn sử dụng vốn vay nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của khách hàng khi sử dụng vốn vay để có hướng xử lý kịp thời nhằm thu hồi vốn.

-Ngân hàng cần có một bộ phận riêng chuyên nghiệpđể quản lý và xử lý nợ xấu. Trong trường hợp chờ xử lý tài sản đảm bảo nợ vay cần có phương pháp khai thác tài sản để có nguồn bù đắp phần vốn bị động khi xử lý nợ.

-Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, mở rộng các đối tượng cho vay nhằm phân tán rủi ro.

-Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng theo quy định.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)