Tổng quan về Ngân hàng LD Shinhan Vina

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 26)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Vào đầu những năm 1990, Việt Nam mở cửa nền kinh tế với các chính sách đổi mới tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam tự chủ hơn trong việc khai thác nguồn vốn, đa dạng hóa dịch vụ, tiếp cận với công nghệ, quản trị điều hành của các ngân hàng trong khu vực. Các ngân hàng liên doanh được ra đời với các đối tác phía Việt Nam là những ngân hàng thương mại nhà nước. Ngân hàng LD Indovina được thành lập năm 1990 giữa Vietinbank và Cathay United Bank (Taiwan) với vốn pháp định 35 triệu USD. Ngân hàng LD VID Public thành lập năm 1992 giữa BIDV và Public Berhad Bank (Malaysia) với vốn pháp định 20 triệu USD. Ngân hàng LD Vinasiam thành lập năm 1993 giữa Agribank và Siam Bank và tập đoàn Charoen Porklan Group (Thailand) có vốn pháp định 20 triệu USD.

Ngân hàng LD Shinhan Vina tiền thân là Ngân hàng First Vina được thành lập theo giấy phép số 10/NH-GP ngày 04/01/1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngân hàng LD First Vina là ngân hàng LD có vốn điều lệ 10.000.000 USD bao gồm các bên:

-Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam góp 5.000.000USD. -Korea First Bank góp 4.000.000USD.

-Dawoo Securities Co, LTD góp 1.000.000USD

Ngân hàng có trụ sở chính tại TP.HCM. Thời gian hoạt động của ngân hàng là 20 năm. Năm 2000, Chohung Bank mua lại phần vốn của Korea First Bank nên ngân hàng xin điều chỉnh lại giấy phép hoạt động và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép điều chỉnh số 490/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 với tên gọi mới là ngân hàng LD Chohung Vina Bank.

Năm 2006, tập đoàn Shinhan Group mua lại ngân hàng Chohung Bank tại Hàn Quốc và mua lại phần vốn góp của Dawoo Securities

Co,.LTD do đó phần vốn nước ngoài của ngân hàng LD Chohung Vina được được đổi sang chủ mới nên ngân hàng LD Chohung được đổi lại thành ngân hàng LD Shinhan Vina theo giấy phép điều chỉnh hoạt động số 588/QD-NHNN ngày 31/03/2006 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

*Vốn điều lệ: Ngân hàng LD Shinhan Vina có vốn điều lệ 20.000.000USD bao gồm các bên:

-Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam góp 10.000.000USD. -Shinhan Group góp 10.000.000USD.

Năm 2007 ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 30.000.000USD (mỗi bên góp thêm 50%). Năm 2008 ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 64.000.000USD.

* Mạng lưới giao dịch:

Năm 1995 ngân hàng mở chi nhánh đầu tiên tại thủ đô Hà Nội. Năm 2005 ngân hàng mở Phòng Giao dịch tại Bình Dương. Năm 2007 ngân hàng mở chi nhánh tại Đồng Nai.

Đến tháng 08 năm 2009 ngân hàng có 03 chi nhánh: chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Đồng Nai, Chi nhánh Hà Nội (Phòng Giao dịch Bình Dương được nâng cấp thành Chi nhánh Bình Dương).

* Tổ chức bộ máy hoạt động:

Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng LD Shinhan Vina gồm hai cấp: cấp quản trị điều hành và cấp kinh doanh. Cấp quản trị điều hành gồm Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các thành viên trong ban điều hành. Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc và hai Phó Tổng giám đốc. Ngân hàng chia ra các phòng ban như sau: Phòng Tín dụng, Phòng Thanh toán Quốc tế, Phòng Kế toán, Phòng Nguồn vốn, Phòng Dịch vụ Khách hàng, Phòng Tiền gửi, Phòng Hành chính Nhân sự, Phòng Quản lý nợ xấu, Phòng Kiểm soát Nội bộ, Phòng Marketing và Thẻ, Phòng Công nghệ Thông tin.

Các chức năng của các phòng ban trong Ngân hàng LD Shinhan Vina :

-Hội đồng thành viên: là cơ quan quản lý toàn diện ngân hàng. Hội đồng thành viên quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, chiến lược của ngân hàng. Hội đồng thành viên gồm có Chủ tịch hội đồng thành viên, Phó Chủ tịch và bốn thành viên. Nếu Chủ tịch hội đồng thành viên là người Hàn quốc thì Phó Chủ tịch hội đồng thành viên là người Việt Nam và ngược lại.

-Tổng Giám đốc: quản lý và điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng theo đúng pháp luật, quy định của ngành, quy định của nhà nước, tham mưu cho Hội đồng Thành viên về hoạch định chính sách, mục tiêu. Hỗ trợ cho Tổng Giám đốc là hai Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng và các phòng ban nghiệp vụ. Riêng phòng Kiểm soát nội bộ do Tổng Giám đốc điều hành.

-Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối: một Phó Tổng phụ trách khối Tín dụng Đầu tư, Công nghệ Thông tin, Thanh toán Quốc tế. Một Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kế toán, Ngân quỹ, Deposit, Hành chính Nhân sự.

Theo cơ cấu điều hành tại ngân hàng nếu Tổng Giám đốc là người Hàn quốc thì Phó Tổng Giám đốc thứ nhất là người Việt Nam và ngược lại.

-Phòng Tín dụng và Đầu tư: tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh. Xây dựng quy chế, quy trình tín dụng cho hệ thống ngân hàng LD Shinhan Vina. Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng LD Shinhan Vina hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn…

-Phòng Nguồn vốn: tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng, thực hiện các chiến lược, biện pháp huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cư. Phòng quản lý kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống, quản lý và kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ, quản lý nguồn vốn và điều

hành thanh khoản của toàn hệ thống, quản lý tài sản nợ và tài sản có của hệ thống, quản lý hoạt động marketing, phát triển thương hiệu phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

-Phòng Kế toán tài chính: quản lý hoạt động tài chính kế toán ngân hàng và thực hiện báo cáo cho ngân hàng nhà nước và cho Ban điều hành của ngân hàng. Phòng xây dựng quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống. Thực hiện công tác kế toán tổng hợp, chi tiết, kế toán quản trị, xây dựng, giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính toàn ngân hàng.

-Phòng Công nghệ thông tin: quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý và điều hành hệ thống, nghiên cứu triển khai và hướng dẫn toàn hệ thống ngân hàng vận hành, khai thác các chương trình ứng dụng nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu quản lý, tham mưu cho Tổng Giám đốc chiến lược phát triển công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ tin học phục vụ hiện đại hóa ngân hàng, tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc lựa chọn, đấu thầu, mua sắm thiết bị tin học, quản trị, bảo trì nâng cấp máy tính, phòng chống virus, bảo mật thông tin, sao lưu dữ liệu cho toàn hệ thống…

-Phòng Hành chính Quản trị: thực hiện chức năng hành chính văn phòng như mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ văn phòng.

-Phòng quản lý nợ xấu: tham mưu cho Tổng Giám đốc các vấn đề về pháp lý, quản lý nợ khó đòi, nợ xấu, quản lý tài sản đảm bảo cho hệ thống ngân hàng.

-Phòng thẻ: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng các chính sách phát hành thẻ, quản trị rủi ro công tác hoạt động thẻ và tạo giá trị gia tăng cho khách hàng, làm đầu mối của ngân hàng LD Shinhan Vina trong quan hệ với các tổ chức thẻ trong nước và Quốc tế.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng LD Shinhan Vina Vina

Tình hình hoạt động của ngân hàng LD Shinhan Vina đến cuối năm 2008như sau:

-Huy động vốn:

Với thế mạnh do đối tác phía Hàn quốc là tập đoàn tài chính xếp thứ hai về quy mô tổng tài sản của các tổ chức tín dụng tại Hàn Quốc nên Shinhan Group rất nổi tiếng tại Hàn Quốc do đó các doanh nghiệp Hàn Quốc khi đầu tư tại Việt Nam đều tìm đến giao dịch với ngân hàng LD Shinhan Vina qua sự giới thiệu của tập đoàn Shinhan và hiệp hội đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam.

Phần lớn nguồn vốn huy động tại ngân hàng LD Shinhan Vina đều là nguồn vốn tiền gửi thanh toán từ các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nguồn vốn huy động từ các cá nhân người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam tăng lên đáng kể trong những năm gần đây khi số lượng người Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam ngày càng lớn. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp Việt Nam và các cá nhân người Việt Nam tại ngân hàng không đáng kể do lãi suất huy động của ngân hàng thấp hơn các ngân hàng cổ phần và ngân hàng thương mại khác.

Bảng2.1Nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm

Đơn vị: 1.000 USD Năm Số tiền 2003 92.044 2004 77.820 2005 79.234 2006 103.206 2007 181.569 2008 194.702

Đáng chú ý là nguồn vốn huy động USD luôn chiếm tỷtrọng cao trong tổng nguồn vốn huy động sẽtạo cho ngân hàng có lợi thế về nguồn cung ngoại tệvà kinh doanh ngoại hối.

Bảng 2.2 Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ

Đơn vị: 1.000USD Loại tiền tệ 2007 2008 Sốtiền % Sốtiền % Ngoại tệ 117.027 64% 151.294 78% VND 64.542 36% 43.408 22% Tổng 181.569 100% 194.702 100%

Nguồn: Annual report 2008 Shinhan Vina Bank.

-Cho vay:

Khách hàng vay tại ngân hàng là các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động đầu tưtại Việt Nam. Các doanh nghiệp này vay để đầu tư nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, bổ sung vốn lưu động. Phần lớn dưnợ cho vay của ngân hàng bằng đồng USD bởi vì lãi suất vay vốn USD thấp hơn so với lãi suất vay vốn bằng đồng Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp Hàn Quốc có nguồn thu USD ổn định từ xuất khẩu do đó đi vay bằng USD là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp Hàn Quốc. Các khoản cho vay bằng VND rất ít và thường là tài trợ vốn lưu động, cho vay mua xe ôtô của cá nhân và doanh nghiệp Việt Namhoặc vay tiêu dùng của nhân viên ngân hàng. Hiện nay do ngân hàng nhà nước kiểm soát và hạn chế cho vay bằng USD cho một số đối tượng cũng nhưthực hiện gói kích cầu vay vốn hỗtrợlãi suất nên dưnợ cho vay VND tại ngân hàng LD Shinhna Vina tăng lên.

Bảng 2.3Dư nợ của ngân hàng LD Shinhan Vina qua các năm:

Năm Số tiền 2003 83.747 2004 88.947 2005 99.089 2006 131.278 2007 155.408 2008 212.493

Nguồn: Annual report 2008 Shinhan Vina Bank. Cơ cấu dưnợ cho vay cho thấy nhóm khách hàng Hàn Quốc chiếm tỷtrọng cao trong tổng dưnợ.

Bảng 2.4 Cơ cấu dưnợ cho vay theo nhóm khách hàng

Đơn vị: 1.000

USD

Phân loại dưnợ 2007 2008

Sốtiền % Sốtiền %

Công ty Việt Nam và cá nhân

21.437 14% 22.114 10%

Doanh nghiệp Hàn Quốc 133.971 86% 190.379 90%

Tổng cộng 155.408 100% 212.493 100%

Nguồn: Annual report 2008 Shinhan Vina Bank.

-Tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế:

Ngân hàng thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài trợ và thanh toán quốc tế như chuyển tiền, mở LC, nhờ thu, chiếc khấu bộ chứng từ…cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

Bảng2.5 Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ của Ngân hàng LD

Shinhan Vina các năm 2006-2008

Đơn vị : 1.000.000 USD

Xuất khẩu 104 140 171

Nhập khẩu 155 158 244

Chuyển tiền đến Việt Nam 636 833 1.254

Chuyển tiền ra nước ngoài 444 506 679

Nguồn: Annual report 2008 Shinhan Vina Bank

-Các hoạt động dịch vụ khác:

Ngoài việc phát triển nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn, cho vay và thanh toán, ngân hàng đã tiến hành đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng như làm đại lý phát hành thẻ Visa Card, Master Card, thẻ ATM. Hiện ngân hàng là thành viên trong liên minh thẻ Smartlink do Vietcombank cùng với 19 ngân hàng khác thành lập có thể sử dụng thẻ để rút tiền tại các máy ATM trong liên minh. Cuối năm 2008 liên minh thẻ Smartlink chiếm 70% thị phần thẻ và hơn 3.000 máy ATM của Vietcombank và máy ATM của các thành viên trong liên minh thẻ.

Song song đó ngân hàng đang triển khai dịch vụ internet banking, chuyển tiền nước ngoài nhanh thông qua hệ thống của Shinhan Bank từ Hàn Quốc về Việt Nam giống như hệ thống chuyển tiền nhanh Western Union của các ngân hàng Đông Á, ngân hàng Á Châu, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam hoặc hệ thống chuyển tiền nhanh MoneyGram của Vietcombank.

Tuy nhiên số lượng thẻ ATM ngân hàng LD Shinhan Vina phát hành không đáng kểso với các ngân hàng thương mại khác.

-Tình hình phát triển công nghệ:

Từ cuối năm 2007 Ngân hàng LD Shinhan Vina đã đưa vào vận hành thành công phần mền công nghệ ngân hàng OASIS được chuyển giao từ ngân hàng mẹ Shinhan Bank tại Hàn Quốc. Với phần mền này việc cung cấp số liệu cho quản trị điều hành được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt chương trình phần mềm mới sẽ giúp khách hàng gửi tiền và rút tiền tại mọi chi nhánh của ngân hàng LD Shinhan Vina

trên toàn quốc rất tiện lợi, nhanh chóngvà an toàn. Chương trình hỗ trợ khách hàng giao dịch rút và chuyển tiền thông qua sổ passbook và số bí mật tài khoảnnên có tính an toàn cao do khi rút tiền và chuyển tiền người rút tiền phải nhập số bí mật (PIN) tại máy nhập sổ pinport thì giao dịch mới thực hiện được. Việc dùng sổ sẽ giúp khách hàng quản lý được tài khoản chi tiết theo từng giao dịch bởi trên sổ đã thể hiện chi tiết tất cả các giao dịch của tài khoản.

-Kế quả kinh doanh của ngân hàng qua các năm:

Bảng 2.6 Lợi nhuận của ngân hàng LD Shinhan Vina qua các năm

(lợi nhuận sau thuế ) Đơn

vị: USD

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 3.100.000 3.700.000 4.700.000 5.875.000 8.894.000 Nguồn: Annual report - Shinhan Vina Bank.

Lợi nhuận của ngân hàng LD Shinhan Vina tăng mạnh qua các năm tuy nhiên nếu so sánh lợi nhuận này với lợi nhuận từ các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần lớn như ACB, Sacombank, Eximbank thì lợi nhuận này tương đối nhỏ.

Bảng 2.7 Lợi nhuận của các ngân hàng ( trước thuế):

Đơn vị: tỷ đồng

Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008

NH LD Shinhan Vina 133 203 Vietcombank 3.100 3.557 Agribank 1.703 2.435 BIDV 1.606 2.428 Vietinbank 1.529 1.563 Techcombank 710 1.600

Ngân hàng Quân đội 609 735

Habubank 461 525

Seabank 409 457

SHB 176 269

Nguồn : website của các ngân hàng

2.2 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng LD Shinhan Vina:

2.2.1 Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina Shinhan Vina

Đến cuối năm 2008 tại Việt Nam có 4 ngân hàng thương mại nhà nước, 5 ngân hàng liên doanh, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hơn 39 ngân hàng cổ phần, 13 công ty cho thuê tài chính và 17 công ty tài chính.

2.2.1.1 Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh

*Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard Chartered Bank, Citibank, Deustche Bank, ANZ Bank, Mitsubishi UFJ Bank…với các thế mạnh sau:

-Nguồn vốn mạnh.

-Công nghệ ngân hàng tiên tiến.

-Đội ngũ nhân viên có trình độ cao và kinh nghiệm kinh doanh. -Ưu thế về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại.

-Dịch vụ ngân hàng hiện đại tiên tiến (Các dịch vụ thẻ, internet banking, Mobile banking, home banking…).

-Dịch vụ đầu tư tài chính. -Dịch vụ cho thuê tài chính.

-Dịch vụ ngân hàng bán lẻcho vay mua nhà, mua xe, cho vay tiêu dùng…) sẽ là đối thủ cạnh tranh rất mạnh so với ngân hàng LD Shinhan Vina. Các tập đoàn này còn mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc sở hữu cổ phần của các ngân hàng cổ phần trong nước. Việc nắm giữ

cổ phần của các ngân hàng trong nước giúp các tập đoàn này không tốn kém chi phí mở chi nhánh mới, tận dụng lượng khách hàng sẵn có, cơ sở vật chất, mạng lưới và nguồn nhân lực sẵn có tại các ngân hàng này. Tuy

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 26)