Các ngân hàng thương mại trong nước

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 37)

Bên cạnh các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước ngày càng lớn mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

*Các ngân hàng thương mại nhà nước:

Các ngân hàng quốc doanh đang tích cực tái cơ cấu lại ngân hàng theo hướng hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh với ngân hàng LD Shinhan Vina là các ngân hàng thương mại nhà nước như BIDV, Agribank, NH Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long. Thị phần của các ngân hàng này chiếm tỷ trọng cao tại Việt Nam xét về các chỉ tiêu như huy động vốn, cho vay, thanh toán quốc tế và cung cấp dịch vụ ngân hàng khác. Hầu hết các Tổng công ty, Tập đoàn lớn tại Việt Nam đều có quan hệ giao dịch với các ngân hàng này như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than và Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Dệt may, Công ty Rượu bia và Nước giải khát Sài Gòn, Tổng Công ty Vận tải Biển Việt Nam,...Do ra đời rất sớm tại Việt Nam nên thương hiệu và uy tín của các ngân hàng trên đã được mọi người biết đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nguồn vốn huy động từ các Tập đoàn kinh tế là tiền gửi thanh toán với

chi phí vốn rẻso với tiền gửi từkhu vực dân cư là một lợi thế chi phí cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

-BIDV là ngân hàng chủ lực trong việc phục vụ đầu tư phát triển các công trình và dự án quan trọng của đất nước.

-Agribank hiện là ngân hàng có quy mô tổng tài sản và mạng lưới lớn nhất Việt Nam. Ngân hàng có doanh thu lớn nhất Việt Nam trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008 do Vietnamnet và Vietnam Report thực hiện.

Ngoài những nguồn vốn giá rẻ nêu trên các ngân hàng thương mại nhà nước còn có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ khác như nguồn vốn khổng lồ từ Kho bạc Nhà nước, nguồn vốn đầu tư ODA, vốn viện trợ từ các quỹ Quốc tế…

*Các ngân hàng thương mại cổ phần:

Khách hàng chính của Ngân hàng cổphần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, các cá nhân…Ngày nay các ngân hàng cổ phần phát triển một số dịch vụ mạnhhơn cả ngân hàng quốc doanh. Các ngân hàng này ngày càng phát triển và tăng quy mô về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ và dịch vụ như Vietcombank, Sacombank, ACB, Eximbank, Techcombank, Anbinhbank…

Trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại cổ phần đều có hoạt động kinh doanh tốt và tốc độ tăng trưởng thật ấn tượng. Các ngân hàng thương mại cổ phần đã hợp tác với các cổ đông chiến lược là các ngân hàng uy tín trên thếgiới. Việc bán cổ phần cho các đối tác là ngân hàng nước ngoài sẽ tạo điều kiện để cho các ngân hàng cổ phần trong nước nâng cao được năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và nâng cao được năng lực quản trị điều hành và quản lý rủi ro.Dẫn đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần là Vietcombank với thế mạnh về thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mạivà kinh doanh ngoại tệ. Ngoài ra Vietcombank cũng là ngân hàng có thế mạnh về dịch vụ phát

hành thẻ tín dụng quốc tế và thẻ nội địa được nhiều tổ chức quốc tế trao tặng danh hiệu uy tín trong ngành ngân hàng. ACB là ngân hàng cổ phần đầu tiên có cổ đông chiến lược là tập đoàn tài chính lớn Standard Chartered Bank (Anh) với sở hữu 15% vốn cổ phần, Connaught Investors (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd (IFC) sở hữu 20% vốn cổ phần. Sacombank có ba cổ đông chiến lược nước ngoài là ANZ Bank sở hữu 10% vốn điều lệ, Dragon Financial Holdings sở hữu 8,77% vốn điều lệ và IFC sở hữu 7,65% vốn điều lệ. Eximbank chọn đối tác chiến lược là tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking Corporation của Nhật Bản. HSBC sở hữu vốn cổ phần của Techcombank lên đến 20%. Deutche Bank AG (Đức) mua 20% cổ phần của Habubank. VP Bank bán 15% cổ phần cho OCBC (Singapore). PNB Paris (Pháp) mua 10% cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông, May bank mua 15% vốn của ngân hàng An Bình.

Không những hợp tác với đối tác chiến lược nước ngoài, các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước còn hợp tác với các đối tác chiến lược trong nước nhằm mở rộng khách hàng, đa dạng hóa dịch vụ. Các đối tác chiến lược trong nước thường là các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Bảo hiểm, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Điện lực…Sacombank cùng công ty Toàn Thịnh Phát, Công ty Thành Công thành lập công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín. Eximbank ký thỏa thuận bán 500 tỷ đồng cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các Tập đoàn có uy tín như Công ty Dịch vụ Hàng không Saco, Công ty Đầu tư Masan, Công ty Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Dịch vụ Bưu chính Viễn Thông Sài Gòn, Công ty Kinh Đô…Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam mua 21% cổ phần của ngân hàng. Cùng với các ngân hàng cổ phần đã ra đời lâu năm và ngân hàng nhà nước đã cổ phần hóa (Vietcombank), hiện nay

ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho các ngân hàng mới như Ngân hàng TMCP Liên Việt, Ngân hàng TMCP Tiền Phong (Do FPT, Mobifone và các cổ đông khác góp vốn).

2.2.1.3 Các tổ chức tài chính trung gian, các quỹ đầu tư, công ty

chứng khoán:

Sự ra đời của các tổ chức tài chính trung gian làm cho thị trường tài chính ngày càng đa dạng phong phú và cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Các tổ chức này được phép hoạt động như ngân hàng ở một số lĩnh vực như huy động, cho vay cũng như cung cấp các dịch vụ tài chính khác mà trước đây chỉ có ngân hàng mới được phép thực hiện. Các tổ chức tài chính trung gian cũng đang cạnh tranh mạnh với hệ thống ngân hàng trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

-Các công ty tài chính:

Các công ty tài chính được phép thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, bảo lãnh,…Một sốcông ty tài chính nổi bật tại Việt Nam hiện nay là Home Credit, Công ty tài chính Pháp Cociete General, Công ty Prudential Finance. Hiện nay các công ty này đang cạnh tranh mạnh với ngân hàng qua các sản phẩm cho vay trả góp như cho vay mua xe, vay tiêu dùng, mua nhà, mua sản phẩm điện tử…với các phương thức vay và trảlinh hoạt hấp dẫn.

-Các công ty cho thuê tài chính:

Các công ty cho thuê tài chính góp phần giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu vốn mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh bằng cách cho doanh nghiệp thuê máy móc thiết bị phục vụ sản xuất sau đó doanh nghiệp có thể mua lại các thiết bịnày. Thuê tài chính có thủ tục đơn giản hơn đi vay vốn mua máy móc thiết bị vì trong quá trình doanh nghiệp thuê tài chính tài sản thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê tài chính. Tuy nhiên chi phí thuê tài chính cao hơn chi phí vay vốn ngân hàng nên các công ty vẫn chưa sử dụng nhiều dịch vụ này. Các

phân tích trên cho thấy thị phần của các công ty cho thuê tài chính không đáng kể nhưng theo xu hướng hội nhập quốc tế các doanh nghiệp sẽ sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính ngày càng tăng từ các công ty cho thuê tài chính nước ngoài do tính chuyên nghiệp và chi phí thấp đồng thời họ còn tư vấn thông tin về các thiết bị mà doanh nghiệp muốn thuê. Các công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện một số nghiệp vụ như huy động vốn có kỳ hạn trên một năm, thực hiện bảo lãnh,...

-Các công ty bảo hiểm nhân thọ:

Các sản phẩm cung cấp bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ góp phần đa dạng hóa sản phẩm tài chính cho khách hàng. Nổi bật nhất của các sản phẩm tài chính do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp là các sản phẩm bảo hiểm mang tính chất tích lũy, tiết kiệm. Hiện nay các sản phẩm này do một số công ty tên tuổi cung cấp như: AIA, AAA, Bảo Việt, Prudential, Manulife,…

2.2.2 Phân tích khả năng cạnh tranh của Ngân hàng LD Shinhan vina vina

2.2.2.1 Năng lực tài chính

Nguồn vốn tự có nói lên sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có vốn tựcó lớn thì khả năng chống đỡ rủi ro càng tốt. Năng lực tài chính mạnh tạo sự tin tưởng của khách hàng vào ngân hàng. Nguồn vốn tự có của ngân hàng LD Shinhan Vina đến ngày 30 tháng 06 năm 2009 là 64.000.000 USD (1.086 tỷ đồng). Nguồn vốn này rất nhỏ so với các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Theo xu hướng hội nhập và phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam phải có vốn tự có tối thiểu 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Đối với các nước trong khu vực Châu Á, vốn bình quân của các ngân hàng thương mại trên 500.000.000 USD (tương đương 8.000 tỷ đồng). Vốn điều lệ thấp sẽ làm cản trở sự phát triển quy mô tổng tài sản của ngân hàng theo quy định về tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu phải lớn hơn 8% đồng thời vốn tự có thấp sẽ hạn chế khảnăng mở rộng mạnglưới hoạt động.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng LD Shinhan Vina chủ yếu từ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và cá nhân người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam. Nguồn vốn tiền gửi thanh toán có tỷ lệ khá cao trong tổng tiền gửi do đó chi phí sử dụng vốn đầu vào của ngân hàng tương đối thấp so với các ngân hàng khác, đây là điểm mạnh của ngân hàng LD Shinhan Vina.

Tuy vốn tự có ngân hàng thấp nhưng theo số liệu dư nợ cho vay đến cuối năm 2008 và tốc độ tăng trưởng tín dụng 25% hằng năm đồng thời căn cứtheo quy định vốn tự cóđến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng ta thấy vốn tựcó trên dưnợ cho vay là 53%. Chỉtiêu này so với các ngân hàng TMCP rất lớn. Điều này tạo ra áp lực lớn cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn tự có sao cho hiệu quả. Nếu vốn tự có tăng nhưng ROE giảm thì ngân hàng khó thuyết phục các ngân hàng mẹ đưa thêm vốn vào liên doanh.

Bảng 2.8 Vốn điều lệ của một số ngânhàng trong nước

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngân hàng Vốn điều lệ năm 2008

Vietcombank 12.100

Agribank 10.509

BIDV 17.852

Vietinbank 7.626

Techcombank 3.642

Ngân hàng Quân đội 3.400

Habubank 2.800

Seabank 4.068

Nguồn: website một số ngân

hàng

Qua bảng sau ta thấy quy mô vốn tự có của các ngân hàng trong nước còn nhỏso với ngân hàng các nước trong khu vực.

Bảng 2.9 Vốnchủsởhữucủa một số ngân hàng trên thế giới

Đơn vị: Triệu USD

Ngân hàng 2005 2006

Bangkok Bank (Thái Lan) 2.950 3.674

Maybank (Malaysia) 3.963 4.214

Lippo Bank (Indonesia) n.a 667

Woori Bank (Hàn Quốc) 7.332 9.579

KooKmin Bank (Hàn Quốc) 9.526 n.a

UOB (Singapore) 14.924 16.791

Nguồn: tạp chíngân hàng số 02 năm 2008

2.2.2.2 Sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng LD Shinhan Vina được sự hỗ trợ giúp đỡ từ hai ngân hàng mẹ là các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam và Hàn Quốc. Ngân hàng LD Shinhan Vina có thể tham gia mạng chuyển tiền nội bộ của Vietcombank, phát hành thẻ ATM liên kết với mạng Smartbank do Vietcombank là thành viên chủ trì. Ngân hàng cho vay hợp vốn với Vietcombank đối với các khoản vay lớn,…

Các ngân hàng LD có thế mạnh trong thanh toán quốc tế do có ngân hàng mẹ là các ngân hàng quốc tế ở nước ngoài nên việc thanh toán quốc tế từ Việt Nam đến nước ngân hàng mẹ đặt trụ sở chính hoặc ngược lại dễ dàng, nhanh chóng và có chi phí thấp.

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng LD Shinhan Vina chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như cho vay, huy động vốn, chuyển tiền và mua bán ngoại tệ. Ngân hàng có ít sản phẩm dịch vụcho khách hàng cá nhân. Các sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng rất ít và không có các sản phẩm

tiền gửi ngày, tiền gửi tuần, tiền gửi bậc thang,…Ngoài ra lãi suất tiền gửi không hấp dẫn và có tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địabàn mà ngân hàng LD Shinhan Vina có trụsở.

Các ngân hàng thương mại cổ phần đang cạnh tranh đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

-Dịch vụ thẻ:

Ngân hàng LD Shinhan Vina chỉphát hành thẻ ATM rút tiền mặt. Thẻ này không có tiện ích cao do không phải là thẻ đa năng do đó thẻ chưa kết hợp thanh toán cho các dịch vụ mà các ngân hàng khác đã thực hiện như trả tiền điện thoại, tiền điện, chi trả thuê bao truyền hình cáp, phí internet, tiền nước, mua sắm hàng hoá dịch vụtại các cửa hàng…Các chủ thẻ do ngân hàng LD Shinhan Vina phát hành thường sử dụng rút tiền tại các máy ATM của các đối tác trong liên minh thẻvì sốlượng máy ATM của ngân hàng rất ít. Tính đến cuối tháng 06 năm 2009 ngân hàng LD Shinhan Vina chỉcó 09 máy ATM.

Hiện nay, ngân hàng Đông Á hợp tác với các đơn vị cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền điện, nước qua hệ thống ATM. VP Bank đưa ra thị trường thẻ EMV Master Card và VIP Platium sử dụng chips theo tiêu chuẩn quốc tế. Thẻ VIP Platium là loại thẻ cao cấp nhất trên thế giới hiện nay. Techcombank phát hành các loại thẻ F@st access, F@st advance, F@st saving, Vietinbank phát hành thẻ gold card, cash card, S-card. Vietcombank phát hành thẻ MTV, Connect 24, thẻ tín dụng Master card, Visa card,…

-Dịch vụ kiều hối:

Ngân hàng chưa chú trọng đến dịch vụ chi trả kiều hối và chưa làm đại lý dịch vụ kiều hối của Western Union hay MoneyGram là các công ty dịch vụ chuyển tiền lớn trên thế giới và đã có mặt tại Việt Nam hiện nay. Với số lượng lớn người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở

nước ngoài chuyển tiền về nước ngày càng nhiều thì dịch vụ chi trả kiều hối là một dịch vụ an toàn và có thu nhập hấp dẫn từcác khoản hoa hồng dịch vụ. Đại lý chi trảkiều hối là cơ hội cho một số ngân hàng nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập tại ngân hàng. Trong các năm gần đây lượng kiều hối ngày càng tăng cao do nhà nước khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về đầu tư trong nước, mua nhà ở…nên các ngân hàng đang cạnh tranh nhau tăng thịphần ở dịch vụnày.

Bảng 2.10 Số liệu kiều hối qua các năm:

Đơn vị:triệu USD

Năm Số tiền 2000 1.757 2001 1.820 2002 2.100 2003 2.700 2004 3.200 2005 3.800 2006 4.700 2007 5.500 2008 8.000

Nguồn: Ngân hàng NN Việt Nam

Trong số 8.000 triệu USD tiền kiều hối gửi về nước trong năm 2008 Vietcombank chi trả hơn 1.500 triệu USD, Dong A Bank chi trả 1.200 triệu USD, Vietinbank chi trả hơn 900 triệu USD và Agribank chi trảhơn 870 triệuUSD.

-Kinh doanh chứng khoán:

Theo quy định hiện hành ngân hàng có thể xin phép ngân hàng Nhà nước để mở công ty TNHH trực thuộc kinh doanh chứng khoán. Ngoài các sản phẩm dịch vụ của công ty chứng khoán như đại lý phát hành, tưvấn đầu tư, môi giới chứng khoán, tự doanh…Các công ty chứng

khoán đã đưa ra các sản phẩm kinh doanh liên quan đến chứng khoán như hợp đồng Repo chứng khoán, cho vay cầm cố chứng khoán, mở tài khoản cho nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên ngân hàng LD Shinhan Vina chưa đầu tư vốn vào các công ty TNHH chứng khoán do đó ngân hàng đã bỏ lỡ cơ hội huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán vì theo xu hướng hội nhập trong tương lai các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 37)