Phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 70)

Mở rộng mạng lưới là cơ hội để ngân hàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Kênh phân phối truyền thống của ngân hàng là mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch. Khách hàng sẽ tìm đến và tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với nhân viên ngân hàng. Ngày nay công nghệ phát triển cao do đó mở rộng mạng lưới kênh phân phối không nhất thiết phải mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch mà có thể là đặt thêm các máy ATM, giao dịch qua hệ thống máy tính tại nhà, công ty (home banking, internet banking…)

So với kênh phân phối truyền thốngthì kênh phân phối hiện đại sẽ giúp khách hàng và ngân hàng giảm chi phí giao dịch và việc giao dịch sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều. Để phục vụ tốt cho kênh phân phối hiện đại ngân hàng phải thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp (Call Center).

Hiện nay kênh phân phối hiện đại được các ngân hàng chú trọng phát triển như cách làm của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và kênh phân phối hiện đại sẽ làm yếu vị thế cạnh tranh của các kênh phân phối truyền thống. Cạnh tranh trongphát triển mạng lưới tạo ra áp lực đổi mới công nghệ, tuyển dụng lao động và đầu tư cơ sở vật chất cho chi nhánh mới nên việc phát triển mạng lưới sẽ cần nhiều thời gian và nguồn lực.

Mở rộng kênh phân phối là xu hướng tất yếu của các ngân hàng nhằm tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Ngân hàng có nhiều chi nhánh thì càng có khả năng để đa dạng hoá sản phẩm và phát triển thị trường bán lẻ.

Khó khăn lớn đối với ngân hàng LD Shinhan Vina là việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch bởi lẽphân khúc khách hàng mà ngân hàng phục vụlà các doanh nghiệp Hàn Quốc và ngân hàng phải chuẩn bị nguồn tài chính lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 70)