Marketing và quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 51)

Thương hiệu ngân hàng gắn liền với bản sắc, uy tín, hình ảnh của ngân hàng và gây ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng trong việc phân biệt với các ngân hàng khác. Thương hiệu giúp cho ngân hàng duy trì được khách hàng truyền thống, lôi cuốn được khách hàng tiềm năng, giảm các chi phí marketing và mang lại lợi thế cạnh tranh.

Ngân hàng LD Shinhan Vina là một trong những ngân hàng đầu tiên của Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam nên thương hiệu, uy tín của ngân hàng đối với cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã được khẳng định (lợi thế người đi đầu) và ngân hàng đã xây dựng, tạo được lòng tin cho khách hàng là doanh nghiệp Hàn Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp lớn Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đều có sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng LD Shinhan Vina như: S-fone, Lucky Gold star (LG), Samsung, Posco, Kumho Asiana, Deawoo Motor, GS E&C Co, Ltd,…

Tuy nhiên đến nay đa số người dân và doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa biết nhiều đến thương hiệu ngân hàng LD Shinhan Vina do công tác marketing và quảng bá thương hiệu còn yếu và Ban lãnh đạo ngân hàng chưa quan tâm đến tầm quan trọng của thương hiệu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng phải thường xuyên xây dựng và quảng bá thương hiệu. Hình dáng bên ngoài thương hiệu là logo, slogan…Ngân hàng LD Shinhan Vina có logo gồm các chữ Vietcombank và Shinhan Bank nhưng còn sơ sài vì logo này chỉ nêu lên được nguồn gốc thương hiệu ngân hàng được thành lập do hai đối tác là Vietcombank và Shinhan Bank. Bản thân logo này chưa nói lên được ý nghĩa như mục tiêu hay triết lý kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng chưa có slogan đi kèm theo logo. Điều này cho thấy ngân hàng chưa nhận thức đúng đắn về thương hiệu, chưa có chiến lược đầu tư cho thương hiệu và thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác marketing và xây dựng thương hiệu. Màu sắc, kích cỡ, kiểu chữ của logo không được ngân

hàng quy định thống nhất trên toàn hệ thống do đó trên các văn bản, bao bì hay tài liệu liên quan của ngân hàng màu sắc cũng như kiểu dáng logo không đồng nhất làm cho khách hàng khó nhận dạng thương hiệu.

Các ngân hàng thương mại đang ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của thương hiệu nên họ đã có những chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu rất tốt như:

-Tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua các chương trình tài trợ các cuộc thi, các chương trình ca nhạc, các hoạt động xã hội từ thiện…

-Logo, hình ảnh ngân hàng xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền hình, báo, đài phát thanh, các trận bóng đá…Vietcombank là nhà tài trợ chính cho đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam, SHB tài trợcho các câu lạc bộbóng đá.

-Các ngân hàng đều chọn ra các slogan rất ấn tượng, Ngân hàng Agribank với slogan “ Mang phồn thịnh đến mọi khách hàng”, Vietinbank với “ Nâng giá trị cuộc sống”. HSBC với “ Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, ACB với “ Ngân hàng của mọi nhà”, Eximbank với “ Đứng sau thành công của bạn”.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 51)