0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nhóm giải pháp nâng cao hình ảnh ngân hàng

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHAN VINA ĐẾN NĂM 2020 (1) (Trang 73 -73 )

Để chiến lược kinh doanh thành công ngân hàng còn phải có một số giải pháp đồng bộ khác ngoài những giải pháp đã nêu ở trên:

Stephen King đã nói rằng “ Sản phẩm là những gì được sản xuất trong nhà máy, thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản phẩm có thể bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh nhưng thương hiệu là tài sản riêng của công ty. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng thương hiệu, nếuthành công sẽ không bao giờ bị lạc hậu ”.

Thương hiệu chính là những gì còn lại trong tâm trí của khách hàng sau khi họ đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Thương hiệu tạo sự khác biệt giữa các ngân hàng vì khách hàng không những mua sản phẩm dịch vụ mà còn mua thương hiệu và sẵn sàng trả giá cao hơn cho thương hiệu mà họ yêu thích. Thương hiệu đem lại cảm giác an toàn về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà khách hàng chọn sử dụng. Do đó thương hiệu quyết định khách hàng sử dụng dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh ngày nay. Để xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng LD Shinhan Vina phải:

Có kế hoạch xây dựng được lộ trình trong xây dựng và phát triển thương hiệu. Thông thường việc tạo dựng thương hiệu phải bao gồm hai giai đoạn xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu. Xây dựng thương hiệu là bước đầu tiên. Phát triển thương hiệu là bước sau khi đã xây dựng thương hiệu.

Ngân hàng phải có bộ phận chuyên trách về thương hiệu. Những người làm trong bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu phải có kinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu.

Ban Tổng Giám đốc phải thấy được tầm quan trọng của thương hiệu. Họ cần có nhận thức rằng khoản ngân sách chi ra cho xây dựng thương hiệu là khoản đầu tư chứ không phảilà khoản chi phí.

Ngân hàng phải có những buổi tập huấn tuyên truyền cho toàn thể cán bộ nhân viên hiểu được thương hiệu là gì và vai trò ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu phải đồng bộ trong tất cả các bộ phận, các công việc từ việc thiết kế bao bì, brochure, giấy in, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, ứng xử khi tiếp khách…

3.2.2.2 Xây dựng văn hóa kinh doanh doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc duy trì nhân viên cũ và lôi cuốn nhân viên mới. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo kết dính giữa các nhân viên với nhau và nhân viên với doanh nghiệp, là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Văn hóa của doanh nghiệp là một trong những gía trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với các hành động cụ thể của doanh nghiệp và các hành động này tác động tới nội bộ doanh nghiệp và môi trường xung quanh. Trong thời gian tới để tạo nên hình ảnh một ngân hàng LD Shinhan Vina thân thiện, ấn tượng chuyên nghiệp trong tâm trí của khách hàng và xã hội thì ngay từ hôm nay ngoài những hoạt động kinh doanh hiệu quả ngân hàng cần phải tham gia vào những hoạt động xã hội, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Các hoạt động đó có thể là trích tiền lập quỹ như học bổng cho con em các gia đình nghèo hiếu học, quỹ xây dựng nhà tình thuơng, đóng góp vào các hội người cao tuổi,…

3.2.2.3 Marketing và quảng bá thương hiệu

Trong thời đại ngày nay việc một doanh nghiệp có sản phẩm hay dịch tốt thì chưa đủ để sản phẩm hay dịch vụ này được khách hàng chọn và sử dụng. Marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ là công việc rất quan trọng trong việc lôi cuốn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng mình.

Hiện tại, ngân hàng LD Shinhan Vina chưa quan tâm nhiều đến marketing ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó để cho việc marketing mang lại hiệu quả ngân hàng cần phải:

Nghiên cứu xu hướng thị trường, nghiên cứu thị phần, nghiên cứu việc phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu giá của các đối thủ cạnh tranh, kênh phân phối, nghiên cứu hành vi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng…

Quảng bá hình ảnh ngân hàng LD Shinhan Vina trên các phương tiện truyền thông thông qua các chương trình tài trợ như: Chương trình thắp sáng ước mơ, ngôi nhà mơ ước, trao học bổng cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tài trợ học phí cho sinh viên giỏi, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tài trợ xây dựng cầu tại những vùng nông thôn…

3.2.2.4 Xây dựng mối liên hệ với khách hàng.

Trong những năm gần đây các ngân hàng quan tâm nhiều đến việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp khách hàng trung thành với ngân hàng, giúp ngân hàng tăng doanh thu và giảm chi phí do tìm một khách hàng mới sẽ tốn chi phí nhiều hơn giữ lại khách hàng cũ. Hiện tại một số ngân hàng lớn chuyên nghiệp luôn luôn có giám đốc quan hệ khách hàng. Điều này nói lên tầm quan trọng của mối quan hệ với khách hàng. Mối quan hệ tốt với khách hàng làm cho chi phí marketing giảm xuống, đối phó được sự đe dọa cạnh tranh từ đối thủ.

Mối quan hệ này có thể do khách hàng chỉ thích mua dịch vụ của ngân hàng quen, hoặc ngân hàng đã biết rõ nhu cầu của khách hàng, có dịch vụ sau bán hàng tốt,…làm cho khách hàng hài lòng.

Để thỏa mãn khách hàng ngân hàng cần phải:

-Đơn giản hóa các thủ tục, công việc khi khách hàng khi giao dịch với ngân hàng.

-Đưa ra sản phẩm dịch vụcó giá trịgia tăng cao: Một số ngân hàng tại Việt Nam đưa ra các sản phẩm dịch vụ nhằm tạo sựtiện lợi cho khách hàng khi giao dịch như gửi tiền nhiều nơi rút nhiều nơi, gửi tiền có kỳ hạn được rút trước hạn nhưng không mất phí và được hưởng lãi suất cao,

thủ tục gửi vay nhanh chóng,…Ngân hàng ANZ đã triển khai dịch vụ phục vụ khách hàng tại nhà. Khách hàng muốn vay tiền hay gửi tiền chỉ cần gọi điện thoại đến bộ phận dịch vụ khách hàng và nhân viên ngân hàng sẽ đến tận nhà để giao dịch với khách hàng theo thời gian thích hợp nhất.

-Thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng như các thông tin về thay đổi người quản lý điều hành doanh nghiệp, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ...

-Phân loại khách hàng theo những tiêu chí khoa học để có chính sách thích hợp về sản phẩm và dịch vụcho từng nhóm khách hàng và có chiến lược chăm sóc đối với từng nhóm khách hàng hiệu quả nhất.

-Tổ chức hội nghị khách hàng ít nhất một lần trong một năm nhằm tìm hiểu, lắng nghe những khó khăn hay mong muốn của khách hàng và tìm ra những giải pháp thỏa mãn nhu cầu chính đáng của khách hàng.

-Ngân hàng cần chăm sóc nhiều hơn website của mình bởi vì hiện nay website của ngân hàng ít được cập nhập những thông tin mới và thông tin rất đơn điệu do đó không khuyến khích khách hàng vào trang web ngân hàng. Để thuận lợi cho việc cung cấp thông tin thì website này nên có cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ngân hàng phải có chuyên viên chuyên trách quản lý cập nhật thông tin thường xuyên cho trang web của ngân hàng. Đặc biệt website phải là trang web mở, thông tin được truyền đạt hai chiều là nơi để khách hàng có thể trao đổi thông tin với ngân hàng và ngược lại.

-Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng phải được cá nhân hóa, đáp ứng được nhu cầu riêng biệt cho từng khách hàng và tìm hiểu khách hàng theo phương pháp CRM ( Customer Relationship Management) nhằm để hiểu và phục vụ tốt hơn cho từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của mối quan hệ khách hàng. Việc duy trì khách hàng hiện

tại cần phải có một khoản chi phí nhưng chi phí này sẽ nhỏ hơn chi phí tìm kiếm khách hàng mới và càng nhỏ hơn chi phí lôi kéo khách hàng cũ không còn giao dịch với ngân hàng.

-Để có mối quan hệ tốt với khách hàng ngân hàng phải thành lập bộ phận Call Center. Bộ phận này sẽ làm việc 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Call Center sẽtưvấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và giải đáp hay ghi nhận các khiếu nại từphía khách hàng. Ngoài ra Call Center còn nhận lệnh từ khách hàng về các yêu cầu thanh toán các dịch vụkhác như điện, nước…

3.2.3 Các giải pháp khác.

Ngoài các giải pháp trên, ngân hàng LD Shinhan Vina cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây:

-Ngân hàng cần phải thiết kế thống nhất logo ngân hàng về màu sắc, tỷ lệ, kiểu chữ … trên tất cả các giấy tờ, bao bì và các chất liệu khác có sử dụng logo ngân hàng.

-Khách hàng dễ nhận biết ngân hàng qua trụ sở làm việc của Hội sở và chi nhánh. Ngân hàng cần thiết phải thiết kế các nơi làm việc giống nhau, có màu sắc trang nhã, hài hòa tạo ra cảm giác thoải mái, thân thiện cho khách hàng khiđến giao dịch với ngân hàng.

-Ngân hàng cần quan tâm hơn đến đồng phục của nhân viên ngân hàng. Đồng phục phải tạo ra cho người mặc thể hiện được sự trẻ trung, lịch sự, năng động và gây ấn tượng nơi khách hàng. Đồng phục không nên có quá ba màu sắc. Nam phải mang cravat khi đi làm. Nữ phải mặc áo dài truyền thống ít nhất một ngày trong tuần.

-Các trang thiết bị văn phòng như quầy giao dịch, bàn ghế, tủ, cầu thang, chiếu sáng, không gian giao dịch …phải thật sự khoa học, gọn gàng ngăn nắp.

-Ngân hàng phải in ấn các tờ bướm quảng cáo về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm cung cấp thông tin đến khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

-Thành lập một bộ phận chuyên biệt giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng những vấn đề mà khách hàng chưa hài lòng.

3.4 Một số đềnghịvới Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước: 3.4.1 Với nhà nước.

Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật cóliên quan đến lĩnh vực ngân hàng như luật nhà ở, luật đất đai, luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các pháp luật liên quan đến thế chấp, cầm cố tài sản, công chứng tài sản thế chấp, phát mại tài sản…

Nhà nước phải tham gia hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các thông tin về chiến lược phát triển của các ngành nghề trong tương lai, tưvấn cung cấp thông tin cho các ngân hàng về các dự án đầu tư, tạo điều kiện để các ngân hàng liên kết với các ngân hàng nước ngoài thông qua bán cổ phần, phát hành cổ phiếura nước ngoài…

Nhà nước phải tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngân hàng giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.4.2 Với ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng nhà nước phải linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Ngân hàng Nhà nước phải chủ động trong điều hành ổn định lãi suất, tỷ giá, kiềm chế lạm phát ở mức cho phép theo mục tiêu do Quốc Hội và Chính phủ đề ra.

-Điều hành lãi suất: Tự do hóa lãi suất phải phù hợp tạo ra lãi suất huy động và cho vay phù hợp. Tránh trình trạng lãi suất cho vay cao quá sức chịu đựng của doanh nghiệp dẫn đến sản xuất khó khăn hoặc lãi suất qúa thấp dẫn đến ngân hàng khó huy động vốn cho nền kinh tế. Lãi suất tiền gửi ngắn hạn phải thấp hơn tiền gửi dài hạn.

Nghiệp vụ thị trường mở: Điều hành linh hoạt nhằm điều hòa nguồn vốn khả dụng làm cho nguồn vốn được di chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu hoặc ngân hàng Nhà nước thu tiền vào hay đưa tiền ra thị trường một cách khoa học.

Công cụ dự trữ bắt buộc: Công cụ dự trữ bắt buộc linh hoạt làm giảm hoặc tăng phương tiện thanh toán và dư nợ cho vay của nền kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát hoặc hạn chế cho vay.

-Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát nhằm cảnh báo rủi ro cho các ngân hàng về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, chiếc khấuchứng từ, kinh doanh ngoại tệ...

-Nâng cấp hệ thống thông tín dụng (CIC) nhằm cung cấp tốt nhất các thông tin khách hàng vay cho các ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dưới sức ép cạnh tranh trên thị trường, mỗi ngân hàng cần có một

chiến lược cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của mình. Ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các giải pháp tổng hợp khác nhau như tăng vốn điều lệ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao

khả năng quản trị điều hành…

Các giải pháp trên là cơ sở để Ngân hàng LD Shinhan Vina vận dụng vào thực tiễn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường giúp cho ngân hàng phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây khi đất nước Việt Nam mởcửa hội nhập với khu vực và thế giới thì bất cứ một tổ chức kinh tế nào muốn có lợi thếcạnh tranh bền vững so với đối thủcần phảicó chiến lược cạnh tranh. Một doanh nghiệp dù là cạnh tranh ở thị trường nội địa hay cạnh tranh toàn cầu đều phải dựa vào năm yếu tốcạnh tranh nền tảng. Đólà các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, các nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ thay thế và cuối cùng là các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường. Lợi thếcạnh tranh bền vững cóđược khi doanh nghiệp cung cấp cho thịtrường những sản phẩm hay dịch vụ có giá trịvượt trội so với đối thủvềmột hoặc các phương diện nàođó. Các lợi thếcạnh tranh bền vững này thường thông qua giá cả mà doanh nghiệp cung cấp thấp hơn so với đối thủ, sản phẩm có sự khác biệt hóa hay tập trung vào chỉ một thị trường chuyên biệt.

Qua những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược cạnh tranh được áp dụng vào việc phân tích hoạt động của ngân hàng, năng lực cạnh tranh, những điểm mạnh và những điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức cho ngân hàng LD Shinhan Vina. Luận văn đã phân tích làm rõ năng lực cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina. Các năng lực cạnh tranh này thể hiện qua các chỉ tiêu về vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, quảntrị điều hành. Luậnvăn cũng đã chỉra những mặt đạt được và những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina.

Luận văn đã đưa ra một số giải pháp có khả năng ứng dụng vào thực tế cao để phát triển ngân hàng LD Shinhan Vina trong tương lai. Các giải pháp này nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina trong môi trường ngành ngân hàng Việt Nam ngày càng hội nhập với khu vực và thếgiới.

Do kiến thức vẫn còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên những phân tích từ luận văn tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và về chiến lược cạnh tranh của ngân hàng LD Shinhan Vina trên thương trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết

Michael E. Porter, NXB Tổng hợp TP.HCM.

2. PGS.TS Lê ThếGiới (2007), Quản trị chiến lược, NXB Thống kê. 3. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006), Chiến lược & Chính sách

kinh doanh, NXB Lao động Xã hội.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHAN VINA ĐẾN NĂM 2020 (1) (Trang 73 -73 )

×