Thay đổi cách quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 71)

Hiện nay cơ cấu liên doanh đang gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu như xungđột về mục tiêu, lợi ích và sự khác biệt về văn hóa. Những xung đột này có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quản lý ngân hàng LD là một công việc rất phức tạp. Khi thành lập liên doanh cả hai đối tác đều có mục tiêu riêng. Shinhan Bank muốn thành lập liên doanh nhằm thâm nhập thị trường Việt Nam tại thời điểm mà các ngân hàng nước ngoài xin phép thành lập tại Việt Nam tương đối phức tạp. Vietcombank muốn thành lập liên doanh vì muốn học hỏi kỹ năng quản lý, điều hành của ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc. Ngoài ra cả hai bên liên doanh còn muốn tìm kiếm lợi nhuận từ liên doanh mang lại tại một thị trường đầy tiềm năng nhưViệt Nam. Theo lý thuyết cả hai đối tác đều có quyền như nhau đối với liên doanh vì họcó vốn góp bằng nhau nhưng trong thực tế Shinhan Bank có ảnh hưởng lớn hơn trong LD vì phần lớn khách hàng giao dịch tại ngân hàng LD Shinhan Vina do đối tác Shinhan Bank gới thiệu. Để thành công liên doanh cần phải đáp ứng được mục tiêu của hai đối tác và phải vượt qua áp lực cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay.

Hoạt động của Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc trong liên doanh theo nguyên tắc đồng thuận. Các quyết định quan trọng của Hội đồng thành viên phải được hai phần ba số thành viên đồng ý. Nếu Chủ tịch Hội đồng thành viên là người bên này thì Phó Chủ tịch là người bên kia, tương tự nếu Tổng Giám đốc là người bên này thì Phó Tổng giám đốc thứ nhất là người bên kia. Nếu một quyết định mà một trong hai người Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc thứ nhất không

đồng ý thì quyết định này không có giá trị thực hiện. Cơ cấu tổ chức và điều hành này đảm bảo quyền lợi của các bên liên doanh nhưng cơ cấu này cũng làm chậm trễ trong các quyết định được đưa ra. Để có thể linh hoạt trong điều hành và hoạt động kinh doanh hiệu quả thì ngân hàng nên chuyển quyền quyết định cuối cùng cho Tổng Giám đốc và Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất. Các bên liên doanh có thể xem xét đề cử Tổng Giám đốc cho nhiệm kỳ ba năm hoặc bốn năm. Nếu nhiệm kỳ này bên phía Shinhan Bank làm Tổng Giám đốc thì nhiệm kỳ tiếp theo người của Vietcombank làm Tổng Giámđốc. Ngân hàng có thể thuê một Tổng Giám đốc bên ngoài điều hành ngân hàng.

* Chọn hướng đi cho ngân hàng trong tương lai

Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì tất yếu mô hình ngân hàng cổ phần là mô hình tốt nhất cho hoạt động của ngân hàng. Hiện tại Vietcombank đã cổ phần hóa, các ngân hàng lớn như BIDV, AGRIBANK theo lộ trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ được cổ phần hóa trong tương lai không xa.

Mô hình nào cho Ngân hàng LD Shinhan Vina trong tương lai? -Mô hình liên doanh: Hiện tại với cơ chế liên doanh thì mọi việc quan trọng của ngân hàng phải được hai bên Vietcombank và Shinhan Bank đồng ý trước khi thực hiện. Do đó quản trị điều hành của ngân hàng sẽ không thể linh hoạt và phải tuân theo cơ chế đồng thuận. Nếu Ban quan trị điều hành giữa hai bên có mâu thuẫn nhau thì công việc không thể giải quyết được. Để ngân hàng liên doanh tồn tại thì liên doanh phải thay đổi cách điều hành, năng động và linh hoạt hơn. Theo quy định, Ngân hàng liên doanh phải tăng vốn trong tương lai để đáp ứng được yêu cầu cải cách hệ thống ngân hàng theo lộ trình do ngân hàng Nhà nước đề ra nhưng việc tăng vốn của liên doanh trong thời điểm hiện nay rất khó khả thi vì các bên không còn mặn mà với cơ chế liên doanh. Đối tác ngân hàng Shinhan đang chuyển một phần khách hàng VIP về giao dịch tại

ngân hàng Shinhan do đó họ muốn mua lại phần góp vốn của Vietcombank để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài.

-Mô hình cổ phần hóa:Việc cổ phần hóa sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng thông qua việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược trong và ngoài nước. Mô hình ngân hàng cổ phần có nhiều ưu việc hơn mô hình liên doanh nhưng Shinhan bank sẽ không đạt được mục tiêu theo phân tích như trên. Do đó nếu ngân hàng liên doanh Shinhan Vina cổ phần hóa thì nhóm khách hàng Hàn Quốc đang giao dịch tại liên doanh sẽ được phía Shinhan bank chuyển về giao dịch tại ngân hàng 100% vốn nước ngoài Shinhan bank tại TP.HCM hay sẽ giao dịch với các ngân hàng Hàn quốc khác đang hoạt động tại Việt Nam.

-Mô hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Đây là mô hình mà ngân hàng Shinhan bank mong đợi nhất. Bởi vì sau khi mua lại phần vốn của Vietcombank Shinhan Bank sẽ sở hữu toàn bộ nguồn nhân lực, các cơ sở hạtầng tại chi nhánh với chi phí thấp hơn thành lập các chi nhánh từban đầu.

Ngân hàng LD là bước quá độ để ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam vào đầu thập niên 1990 của thế kỷ trước. Ngày nay sau khi Việt Nam gia nhập WTOvì thủtục và điều kiện xin phép mở các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thoáng hơn các năm trước nên các ngân hàng nước ngoài có xu hướng mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hơn là liên doanh với ngân hàng trong nước. Do đó họ sẽ ít chú ý đến các liên doanh.

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh của ngân hàng liên doanh Shinhan Vina đến năm 2020 (1) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)