Các loại Thanh tra Lao động Thƣơng binh và Xã hộ

Một phần của tài liệu Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)

Về lý thuyết, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thể chia thành các loại thanh tra như sau: Thanh tra hành chính; Thanh tra chính sách người có công; Thanh tra lao động; Thanh tra chính sách về trẻ em và Xã hội.

Tuy nhiên, do đặc thù trong tổ chức của Thanh tra Bộ là thanh tra hợp nhất (hợp nhất hoạt động thanh tra an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội với hoạt động thanh tra vệ sinh lao động mà trước đây là chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y tế) nên các Thanh tra viên thực hiện hoạt động thanh tra trên tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứ không chuyên về một lĩnh vực nào. Do đó, không có quy định riêng cho các loại thanh tra trên, thay vào đó là những quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội được thể hiện tại Nghị định số 31/2006/NĐ-CP. Vì thế, khi nghiên cứu riêng về Thanh tra lao động, người ta thường gặp một số khó khăn nhất định về tổ chức cũng như hoạt động của loại thanh tra này.

Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động được khái quát như sau:

Thứ nhất, Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945-2004):

- Giai đoạn 1945-1954:

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước, sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động, có lúc được gọi là Nha Thanh tra lao động, có nhiệm vụ giúp Bộ lao động nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ lao động, việc sử dụng lao động và chính sách người lao động.

Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định về thành lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong Bộ luật Lao động. Sắc lệnh số 95-SL ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, trong đó nêu rõ Thanh tra lao động có nhiệm vụ: Nghiên cứu các điều kiện làm việc của công nhân, các điều kiện mộ và phân phối nhân công; thi hành và kiểm sát sự thi hành các luật lệ lao động; mở các cuộc điều tra có mục đích bảo vệ quyền lợi của công nhân; dàn xếp những xích mích xảy ra giữa chủ hay cơ quan dùng công nhân và công nhân; khi công nhân yêu cầu, thay mặt công nhân đứng kiện hay bị kiện trong mọi trường hợp có liên quan đến việc thi hành những điều khoản của luật lệ lao động; đề nghị những cải cách về luật lệ lao động; điều khiển các kiểm soát lao động. Sắc lệnh còn quy định rõ quyền và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động.

- Giai đoạn 1955-1975:

Sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc thực hiện khôi phục kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra, pháp chế, bảo hộ lao động và phòng lao tư. Ban Thanh tra được giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách, chế độ lao động trong một số lĩnh vực như bảo hộ lao động, an toàn lao động,…

Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toàn chính thức được thành lập với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động theo Nghị định số 187-CP ngày 18/12/1964.

- Giai đoạn 1976-2004:

Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội. Ban Thanh tra Lao động và Xã hội được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ban Thanh tra Lao động và Ban Thanh tra Thương binh và Xã hội của Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội. Ngày 01/4/1991,

Pháp lệnh Thanh tra ra đời quy định rõ thanh tra của các Bộ, ngành nằm trong hệ thống Thanh tra nhà nước, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành. Đây là văn bản mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra. Giai đoạn này Thanh tra Bộ tách thành hai đơn vị độc lập là thanh tra chính sách lao động - xã hội và Thanh tra kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Đến năm 2003, khi Nghị định số 29-CP được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh tra Bộ mới trở thành một tổ chức thanh tra duy nhất gọi là Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với chức năng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 1118/2003/QĐ- BLĐTBXH ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ. Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thành lập theo Nghị định số 33/1998/NĐ-CP ngày 23/5/1998 của Chính phủ. Tổng cục dạy nghề có Thanh tra dạy nghề với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức được quy định tại Quyết định số 588/1999/QĐ-LĐTBXH ngày 12/5/1999 và Quyết định số 176/QĐ-TCDN ngày 29/9/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục dạy nghề. Thanh tra dạy nghề có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề thực hiện chức năng thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dạy nghề trong phạm vi cả nước, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân trong lĩnh vực dạy nghề. Thanh tra dạy nghề chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thanh tra dạy nghề có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra dạy nghề và các Thanh tra viên. Thanh tra viên dạy nghề ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Thanh tra viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sau Cách mạng tháng 8, ở các địa phương trong cả ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đã tổ chức Ủy ban giám đốc lao động thực hiện cả chức năng thanh tra, kiểm tra lao động. Từ năm 2004 trở về trước, cơ cấu tổ chức bộ máy Thanh tra Sở không thống nhất, không ổn định và luôn luôn thay đổi để hoàn thiện. Hầu hết các Thanh tra sở được tổ chức theo hình thức gộp chung cả hai lĩnh vực an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội. Tuy là một tổ chức thanh tra nhưng hình thức phân công công việc ở các Thanh tra sở cũng khác nhau. Có địa phương, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, nghĩa là chỉ phụ trách một nhiệm vụ hoặc là an toàn lao động hoặc là chính sách lao động - xã hội. Có địa phương, Thanh tra viên thực hiện cả hai nhiệm vụ là an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội. Một số sở còn lại, Thanh tra sở bao gồm hai đơn vị riêng biệt là Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra chính sách lao động - xã hội. Tuy nhiên, các sở này cũng đang có xu hướng nhập chung thành một tổ chức thanh tra.

Thứ hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến nay.

Luật Thanh tra 2004 được ban hành với tinh thần nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng. Các quy định cơ bản về mục đích thanh tra, nguyên tắc thanh tra, hình thức thanh tra, phương thức thanh tra, trình tự, thủ tục thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên…đã được ghi nhận, là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra.; Cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật như: Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10/11/2006 ban hành quy chế hoạt động của Đoàn Thanh tra; Nghị định số 161/2007/NĐ-CP ngày 31/10/2007 sửa đổi, bổ sung

điều 48 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005. Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Thanh tra viên và cộng tác viên; Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra…

Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004, Nghị định số 31/2006/NĐ-CP ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội được ban hành. Đây được coi là Nghị định về thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số 599/QĐ- BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Quyết định số 02/2006 ngày 16/2/2006 ban hành quy chế hoạt động Thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng; Quyết định số 01/2006 ngày 16/02/2006 ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động…

Một phần của tài liệu Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)