văn bản pháp luật cụ thể hoá các quy định thóag Luật Thanh tra điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Thanh tra lao động là một nội dung của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên thực tế, tại hầu hết các tỉnh, thành phố, tổ chức bộ máy của thanh tra thường gộp chung cả hai lĩnh vực an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội trong một tổ chức gọi là Thanh tra Sở. Và mỗi Thanh tra viên đều thực hiện cả hai nhiệm vụ là Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra chính sách lao động - xã hội. Do đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung, trong đó có Thanh tra lao động.
2.2.1. Thực trạng tổ chức của Thanh tra lao động
2.2.1.1. Thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội binh và Xã hội
Theo Quyết định số 148/2008/QĐ-LĐTBXH ngày 22/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ, thì Thanh tra Bộ gồm có Chánh Thanh tra và các Phó Chánh Thanh tra giúp việc.
Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ gồm có 6 phòng chức năng: Phòng tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính; Phòng Thanh tra chính sách người có công; Phòng Thanh tra chính sách lao động; Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động; Phòng Thanh tra chính sách về trẻ em và Xã hội. Trên cơ sở quyết định này và quyết định số 599/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra bộ đã ban hành các quyết định số 45, 46, 47, 48, 49, 50/QĐ-TTr ngày 28/5/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra Bộ. Theo đó, Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính thực hiện chức năng Thanh tra hành chính; chức năng Thanh tra chuyên ngành giao cho 4 phòng: lĩnh vực lao động có hai phòng là Phòng Thanh tra chính sách lao động và Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động (thực tế hai phòng này hoạt động gần giống nhau, cùng thực hiện Thanh tra toàn diện việc thực hiện pháp luật lao động). Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động có một số hoạt động chuyên sâu, Thanh tra chuyên đề về công tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên đều có nội dung Thanh tra chính sách lao động trong các cuộc thanh tra. Phòng Thanh tra chính sách lao động đảm đương cả lĩnh vực xuất khẩu lao động theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Phòng Thanh tra chính sách người có công chuyên sâu về lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng; Phòng Thanh tra về trẻ em và Xã hội phụ trách các lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo trợ xã hội…Toàn bộ hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo giao cho Phòng tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Theo báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nếu như biên chế Thanh tra Bộ năm 2004 là 26 người, trong đó có 01 tiến sĩ, 03 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học, thì năm 2006 là 29 người,
đến năm 2008, tổng biên chế Thanh tra Bộ là 45 người, trong đó có 7 thạc sĩ, 38 cử nhân, kỹ sư, bác sỹ; 16 Thanh tra viên chính, 13 Thanh tra viên và 16 chuyên viên; Phòng tổng hợp và Thanh tra hành chính là 10 người, Phòng Thanh tra chính sách lao động là 6 người, Phòng Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là 8 người. Đến ngày 01/12/2009, tổng số biên chế là 51 người, trong đó có 14 Thanh tra viên chính, 11 Thanh tra viên, 26 chuyên viên.
Từ những con số trên, có thể đánh giá như sau: Về cơ bản, Thanh tra Bộ đã được kiện toàn cán bộ cấp Phòng, số lượng được bổ sung đủ so với định mức biên chế. Tuy nhiên, xét mối tương quan giữa cơ cấu cán bộ và khối lượng công việc toàn ngành thì có thể nói, cán bộ Thanh tra (Thanh tra viên) chưa thể đảm nhiệm hết các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thanh tra dạy nghề là đơn vị thuộc Tổng cục dạy nghề, có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề thực hiện chức năng Thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực dạy nghề trong phạm vi cả nước, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân trong lĩnh vực dạy nghề. Thanh tra dạy nghề chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề và chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thanh tra dạy nghề có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và các Thanh tra viên. Thanh tra viên dạy nghề ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra dạy nghề hiện nay được thực hiện theo quy định Quyết định số 176/QĐ-TCDN ngày 29/9/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tổng cục dạy nghề. Tính đến năm 2008, "Thanh tra Tổng cục dạy nghề có 10 cán bộ, trong đó có 1 Chánh Thanh tra, 1 Phó Chánh Thanh tra và 08 cán bộ Thanh tra; chỉ có 1 trong số 10 người này được bổ nhiệm Thanh tra viên" [46]; năm 2009, "có 15 cán bộ, Thanh tra viên" [47].