TRA LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Nghiên cứu khái quát và đưa ra nhận xét, đánh giá chung nhất về thực tiễn áp dụng pháp luật về Thanh tra lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì trên cơ sở đó sẽ thiết lập, củng cố vững chắc cơ sở thực tiễn của các đề xuất liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về Thanh tra lao động nói riêng.
Luật Thanh tra năm 2004 được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trong công cuộc cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra. Trên cơ sở đó, ngày 29/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 31 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. Đây là văn bản pháp luật cụ thể hoá các quy định thóag Luật Thanh tra điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.
Thanh tra lao động là một nội dung của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội. Trên thực tế, tại hầu hết các tỉnh, thành phố, tổ chức bộ máy của thanh tra thường gộp chung cả hai lĩnh vực an toàn lao động và chính sách lao động - xã hội trong một tổ chức gọi là Thanh tra Sở. Và mỗi Thanh tra viên đều thực hiện cả hai nhiệm vụ là Thanh tra an toàn lao động và Thanh tra chính sách lao động - xã hội. Do đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng thể về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung, trong đó có Thanh tra lao động.