Phân tích mô hình SWOT

Một phần của tài liệu chiến lược marketing cho sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế (visa credit card) tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex – PG bank (Trang 78)

7. Kết cấu luận văn

3.1.3. Phân tích mô hình SWOT

Để xác định chiến lƣợc triển khai phát triển sản phẩm thẻ Visa, chúng tôi sử dụng mô hình SWOT để định vị vị thế của PG Bank, phân tích các điểm mạnh, yếu cũng nhƣ cơ hội và thách thức đối với PGBank nói chung và thẻ tín dụng quốc tế của PG Bank nói riêng trên thị trƣờng thẻ Việt Nam:

3.1.3.1. Điểm mạnh của PG Bank

(1) Nhận biết đƣợc những rủi ro thị trƣờng và tâm lý e ngại của ngƣời tiêu dùng với tình hình tội phạm thẻ quốc tế, PG Bank đã xây dựng sản phẩm đề cao tính bảo mật của sản phẩm. Sản phẩm cho phép ngƣời dùng có thể kiểm soát một cách chặt chẽ và tốt nhất với các loại hình giao dịch có tính giả mạo cao nhƣ giao dịch thƣơng mại điện tử, giao dich offline. Đây đƣợc cho là một trong những điểm mạnh của sản phẩm giúp cho khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng.

(2) Bên cạnh đó, là ngân hàng đi sau và định hƣớng tập khách hàng mục tiêu với các tiêu chuẩn và điều kiện đơn giản hơn, PG Bank cung cấp một chính sách giá – phí thấp cho sản phẩm thẻ tín dụng PG Bank.

(3) Một điểm mạnh nữa là ƣu thế của PG Bank so với các đối thủ cạnh tranh là hệ thống phân phối thông qua hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, hệ thống mạng lƣới phân phối của các công ty thành viên của Petrolimex trên toàn quốc. Điều này giúp PG Bank có thêm kênh phân phối mới và tiếp cận đƣợc với thị trƣờng xăng dầu là ƣu thế lớn nhất của PG Bank.

3.1.3.2. Điểm yếu của PG Bank

(1) Một trong những điểm yếu của sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế của PG Bank cần kể đến là sản phẩm của PG Bank có thể sử dụng trên ATM và POS của các ngân hàng thành viên Visa nhƣng không thể thực hiện giao dịch trên ATM và POS của PG Bank. Điều này không mang lại bất lợi hay bất cứ rủi ro

68

gì cho chủ thẻ - ngƣời dùng. Tuy nhiên, việc sản phẩm không sử dụng đƣợc trên chính ATM và POS của ngân hàng phát hành làm cho chủ thẻ có tâm lý e ngại.

(2) PG Bank là một ngân hàng nhỏ, hệ thống mạng lƣới còn ít, thƣơng hiệu nhỏ. Đây cũng là cản trở và điểm yếu của PG Bank. Đối với khách hàng khi lựa chọn nhà cung cấp – ngân hàng phát hành thƣờng chọn theo tiêu chí thƣơng hiệu. Vì vậy, để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thì thƣơng hiệu PGBank trở thành điểm yếu cho sự phát triển của thẻ tín dụng quốc tế.

(3) PG Bank mới áp dụng mô hình chuyên viên tƣ vấn tài chính cá nhân và mô hình khối trong quản lý theo ngành dọc. Đội ngũ nhân viên tƣ vấn tài chính cá nhân còn ít và chƣa có nhiều kinh nghiệm trong bán hàng cũng nhƣ trong quản lý. Điều này sẽ mang lại hiệu quả không cao so với những đơn vị có kinh nghiệm tốt hơn trong quản lý tổ chức và bán hàng.

(4) Bên cạnh đó, chính sách và ngân sách cho truyền thông, khuyến mãi với thẻ còn hạn chế.

(5) Ngoài ra, PGBank còn tồn tại những hạn chế do hệ thống và mô hình tổ chức của một ngân hàng non trẻ mang lại nhƣ quy trình phối hợp, chính sách kiểm soát nội bộ về chất lƣợng dịch vụ…

3.1.3.3. Cơ hội thị trường đối với PG Bank

(1) Thị trƣờng thẻ thanh toán tại Việt Nam có tiềm năng lớn: Việt Nam là thị trƣờng thẻ thanh toán phát triển hàng đầu thế giới với dân số đông, số ngƣời trong độ tuổi lao động lớn chiếm hơn 50% dân số, tốc độ phát triển của nền kinh tế cao, thu nhập của dân cƣ ngày càng tăng (trung bình khoảng 1.960 USD/ngƣời năm 2013)…Thẻ thanh toán quốc tế có tốc độ tăng trƣởng mạnh, từ 30% - 40%/năm;

(2) Thanh toán trên thị trƣờng thẻ Visa cũng tăng mạnh: Trong buổi tọa đàm về Tổng quan du lịch Việt Nam 2013 chiều 11/9, Bà Lorijon Bacchi, Giám đốc Khu vực của Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết: “Việc

69

sử dụng thẻ visa ngày càng nhiều của khách du lịch đến Việt Nam cho thấy Việt Nam đã trở thành một thị trƣờng thanh toán điện tử phát triển, khi khách du lịch nƣớc ngoài đang thể hiện mức độ tin tƣởng cao hơn vào hệ thống thanh toán của quốc gia này”. Điều này thể hiện một cơ hội thị trƣờng đối với lĩnh vực phát triển thẻ quốc tế ở Việt Nam;

(3) Xu hƣớng đi ra nƣớc ngoài ngày càng tăng: Trong những năm gần đây ngƣời Việt Nam có xu hƣơng đi du lịch, đi du học nƣớc ngoài rất nhiều. Đây là cơ hội rất tốt cho việc phát triển thẻ quốc tế;

Thẻ Visa không còn là thẻ của “nhà giàu” để sử dụng khi thanh toán tại nƣớc ngoài, mà còn rất có ích khi muốn chi tiêu tiết kiệm. Trong thời bão giá nhƣ hiện nay, việc tiêu trƣớc trả sau, miễn lãi tối da trong vòng 45 ngày (với thẻ Credit) hay các lợi ích cộng thêm của các ngân hàng dành cho các chủ thẻ Visa nhƣ: tặng tiền mặt và quay số trúng thƣởng khi mở thẻ, giảm giá khi thanh toán bằng thẻ, tích điểm tặng quà... có ý nghĩa rất lớn thu hút khách hàng sử dụng thẻ Visa;

(4) Chính sách của chính phủ khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: quyết định này của chính phủ có tác động mạnh đến việc thanh toán lƣơng của các đơn vị.

3.1.3.4. Thách thức với PG Bank trong phát triển thẻ tín dụng quốc tế

(1) Sự cạnh tranh trên thị trƣờng: Thị trƣờng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam hiện nay có 26 ngân hàng tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế với tất cả các thƣơng hiện thẻ quốc tế nhƣ Visa, Master, Amex, JCB, Diners Club…

(2) Tâm lý ngƣời dùng: Điều này thể hiện thông qua số liệu nghiên cứu về tiêu dùng thẻ tín dụng ở Việt Nam cho thấy tỷ lê ̣ sƣ̉ du ̣ng thẻ tín dụng của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với trong khu vƣ̣c . Kết quả khảo sát mới nhất của công ty nghiên cƣ́u thi ̣ trƣờng Nielsen , chỉ 1% trong số nhƣ̃ng ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi cho biết có sử dụng thẻ tín dụng của ngân hà ng. Trong khi đó, ở Indonesia, quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đƣơng Việt Nam , tỉ

70

lệ sử dụng thẻ tín dụng là 5%. Lý do đƣợc giới chuyên gia lý giải chính là ngƣời Viê ̣t Nam vẫn còn e nga ̣i tới vấn đề gian lâ ̣n khi sƣ̉ du ̣ng thẻ đ ể giao dịch. Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với khu vực, gây thiệt hại hàng triệu USD cho các ngân hàng;

(3) Nhận thức của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm: ở Việt Nam việc sử dụng thẻ vẫn chƣa phải là hành vi phổ biến của ngƣời tiêu dùng. Việt Nam đƣợc đánh giá là thiên đƣờng của tiền mặt, ngƣời Việt Nam vẫn ƣa chuộng sử dụng tiền mặt hơn so với việc sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng quốc tế mang đặc thù là sản phẩm tín dụng, nó mang lại tâm lý e ngại – đi vay cho ngƣời tiêu dùng.

72 Ma trận SWOT Bảng 3.5: Phân tích SWOT S W S W  O T O T O – Cơ hội T- Thách thức

- Tiềm năng tăng trƣởng của thị trƣờng;

- Nhu cầu chi tiêu lớn của khách hàng cùng với khủng hoảng kinh tế;

- Cơ chế chính sách của chính phủ về chi tiêu không dùng tiền mặt

- Cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng lớn

- Nhận thức về sản phẩm thẻ của ngƣời dân chƣa cao, thói quen sử dụng tiền mặt còn lớn

- Tâm lý e ngại của ngƣời dân về rủi ro tín dụng S - Đ IỂM M N H - Sản phẩm cạnh tranh về tính năng bảo mật cao, yêu cầu đầu vào thấp;

- Chính sách giá thấp;

- Hệ thống phân phối đa dạng thông qua Petrolimex và các công ty thành viên

Kết hợp chiến lƣợc SO Kết hợp chiến lƣợc ST

(1) Tập trung vào đối tƣợng khách hàng hiện hữu, khách hàng là CBNV Petrolimex và các công ty thành viên; (2) Hƣớng tới đối tƣợng khách hàng mục tiêu là CBNV trả lƣơng tiền mặt.

(1) Tập trung vào truyền thông đến khách hàng mục tiêu ƣu thế của sản phẩm về tính bảo mật, chính sách phí. Truyền thông đúng đối tƣợng

(2) Tập trung với đối tƣợng khách hàng Petrolimex

73 W - Đ IỂM YẾ U - Sản phẩm thẻ tín dụng của PG Bank chƣa sử dụng đƣợc trên ATM và POS của PG Bank;

- PG Bank là ngân hàng nhỏ, hệ thống mạng lƣới còn ít;

- Đội ngũ nhân viên bán hàng còn ít, non trẻ;

- Truyền thông và ngân sách khuyến mãi còn hạn chế;

- Quy trình sản phẩm đặc biệt là quy trình tín dụng thực hiện tại từng Chi nhánh khó cam kết và theo dõi sự đồng bộ chất lƣợng dịch vụ ở các đơn vị

Kết hợp chiến lƣợc WO Kết hợp chiến lƣợc WT

(1) Nâng cao chất lƣợng và cải tiến sản phẩm;

(2) Phát triển kênh bán và truyền thông qua Petrolimex và các công ty thành viên;

(3) Phát triển điểm ƣu đãi chủ thẻ và các chƣơng trình hợp tác ƣu đãi chủ thẻ;

(1) Cải tiến quy trình đặc biệt là thay đổi mô hình thẩm định thành thẩm định tập trung tại Hội sở nhằm cam kết mang đến khách hàng thống nhất về chất lƣợng dịch vụ;

(2) Tăng cƣờng đào tạo nhân viên;

(3) Sử dụng truyền thông nội bộ và các công cụ truyền thông trực tuyến nhƣ sms, email marketing.

74

3.2.Phân đoạn và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu hiện tại cho sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế tại PG Bank

Một phần của tài liệu chiến lược marketing cho sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế (visa credit card) tại ngân hàng TMCP xăng dầu petrolimex – PG bank (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)