Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG CÁT LÁI (Trang 44)

Cuộc khảo sát định lượngđược tiến hành tại Tân Cảng Cát Lái, Quận2, TP. HCM. Đối tượng khảo sát là khách hàng sửdụng dịch vụ tại Tân Cảng Cát Lái, bao gồm các công ty xuất nhập khẩu, hãng tàu, và các công ty forwarder/ logistics trên địa bàn thành phốHồChí Minh và các tỉnh lân cận.

Quy mô mẫu: nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính có 36 biến quan sát. Theo Hair và đồng nghiệp (2006), kích thước mẫu tối thiểu khi sửdụng EFA phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷlệquan sát/ biến đo lường là

5:1, tức là kích thước mẫu cần thiết trong nghiên cứu là 180. Kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội là n >= 50 + 8p (trong đó, p là số biến độc lập trong mô hình), tương đươngn = 98. Như vậy, số lượng mẫu trong nghiên cứu tối thiểu là 180 người.

Phương pháp thu thập mẫu: mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tác giả phỏng vấn khách hàng bằng hình thức gửi bảng câu hỏi đến khách hàng của công ty tại trung tâm Hỗtrợ khách hàng và khu thủ tục tại cổng B Lê Phụng Hiểu kết hợp gửi bảng câu hỏi qua thư điện tử đến phòng kinh doanh, phòng khai thác, phòng chứng từcủa các công ty xuất nhập khẩu, hãng tàu, công ty logistics. Tác giảsử dụng 187 bản phản hồi (sau khi loại 12 bản trả lời câu hỏi không hợp lệ) để phân tích và kiểm định là phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu.

3.3.2.Đánh giá độtin cậy thang đo –hệsốCronbach’s alpha

Crobach alpha là phép kiểm định thống kê về độ tin cậy của một thang đo, tức mức độ chặt chẽ và tính nhất quán của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm. Để tính Cronbach alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu ba biến đo lường. Hệ số Cronbach alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1]. Về mặt lý thuyết, Cronbach alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, hệ số Cronbach alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều biến thiên trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7-0.8]. Nếu Cronbach alpha >= 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độtin cậy (Nunnally & Bernstein 1994). Ngoài ra, các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường chúng ta sửdụng hệsố tương quan biến tổng (item-total correlation). Trong SPSS sử dụng hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét). Nếu một biến đo lường có hệsố tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally & Bernstein 1994).

3.3.3. Phân tích nhân tốkhám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, được sử dụng phố biến để đánh giá giá trị thang đo hay rút gọn một tập biến. Cáctiêu chuẩn cần quan tâm khi phân tích nhân tố EFA gồm:

̶Tiêu chuẩn Bartllet xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thểvà hệsố KMO dùng để đánh giá sự thích hợpcủa EFA. Điều kiện cần đểáp dụng EFA là các biến phải có tươngquanvới nhau khi kiểm định Bartllet có ý nghĩa thống kê (Sig=< 0.05). Trị sốKMO ởgiữa 0.5 và 1 làđiều kiện đủ đểphân tích nhân tốEFA là thích hợp.

̶Tiêu chuẩn rút trích nhân tố: Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tốvà Cumulative tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tốgiải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát. Các nhân tố được rút trích tại Eigenvalue >= 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%. Nghiên cứu sửdụngphươngpháp trích Principal components với phép xoay Varimax

̶Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố(Factor Loadings) biểu thị tương quan giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Factor loadings >= 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp các biến được trích vào các nhân tố khác nhau thì chênh lệch trị số Factor loading lớn nhất với Factor loadings bất kỳ<= 0.3 sẽbị loại nếu biến đó không có đóng góp quan trọng vào giá trị nội dung của khái niệm.

3.3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy bội là một kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Trình tự phân tích hồi quy trong bài nghiên cứu được thực hiện như sau:

̶Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụthuộc bằng ma trận hệsố tương quan

̶Xây dựng mô hình hồi quy trên cơ sở phép kiểm định tương quan vừa thực hiện

̶Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy với dữ liệu quan sát bằng hệ số xác định R2 (coefficient of determination) hay hệ số R2 hiệu chỉnh, theo quy tắc R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữliệu mẫu.

̶Kiểm định độ phù hợp của mô hình (kiểm định F): xem xét mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

̶Kiểm định giảthuyết vềý nghĩa của hệsốhồi quy riêng phần (hệsốbeta) ̶Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính gồm giả định liên hệ tuyến tính, phương sai của phần dư không đổi, phân phối chuẩn của phần dư, tính độc lập của phần dư, hiện tượng đa cộng tuyến.

3.4.Tóm tắt

Đề tài sử dụng hai phương pháp chính đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua việc phỏng vấn sâu 3 chuyên gia trong lĩnh vực cảng biển và 10 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ cảng biển tại Tân Cảng Cát Lái nhằm điều chỉnh một số thuật ngữ trong thang đo.Phương pháp định lượng được thực hiện bằng bảng khảo sát với kích thước mẫu là187mẫu phù hợp với yêu cầu về số lượng mẫu tối thiểu180.Kỹ thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi quy được sử dụng để rút gọn nhân tố và xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.Đối tượng khảo sát của đề tài là khách hàng sử dụng dịch vụ cảng biển tại Tân Cảng Cát Lái bao gồm các công ty xuất nhập khẩu, các hãng tàu và các công ty logistics/forwarder.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 4.1.Thông tin mẫu nghiên cứu

Cuộc khảo sát định lượng được thực hiện từ 15/03/2014 đến 20/04/2014. Có 300 bản câu hỏi được phát đi trong đó250 bản được gửi qua thư điện tử và50 bản câu hỏi giấy được gửi trực tiếp đến khách hàng.Kết quả khảo sát thu về được 199 mẫu, trong đó chủ yếu là kết quả được gửi qua mạng với 151 mẫu. Sau khi loại các phiếu không đạt yêu cầu còn lại 187 mẫu được chọn để đưa vào phân tích với tỷ lệ 55,6% là các công ty xuất nhập khẩu, 23,5% là các hãng tàu, 20,9% là các công ty logistics (xem Bảng4.1)

Bảng4.1:Tần số

Loạicông ty Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ

Phần trăm cộng dồn

Hãng tàu

Ctyxuất nhập khẩu Cty logistics Total 44 23,5 23,5 23,5 104 55,6 55,6 79,1 39 20,9 20,9 100,0 187 100,0 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 04/2014)

4.2. Kết quảkiểm định độtin cậy bằng Cronbach Alpha

Kết quả Cronbach alpha của các thang đo 6 thành phần riêng biệt của lòng trung thành khách hàng và lòng trung thành khách hàng được thể hiện trong Bảng 4.2. Các thang đo thể hiện bằng 36 biến quan sát. Các thang đo đều có hệ số Cronbach alpha đạt yêu cầu nằm trong khoảng [0.7-0.8]. Cụ thể là, Cronbach alpha của sự hài lòng là 0.779; của niềm tin là 0.884; của cam kết là 0.836; của giá trị là 0.882; của chất lượng là 0.839; của chi phí chuyển đổi là 0.855; của lòng trung thành là 0.849. Bên cạnh đó, các hệsố tương quan biến tổng đều cao. Đa phần các hệ số này đều lớn hơn 0.5, trừ biến HL3 = 0.342. Nếu loại biến này thì Cronbach alpha sẽ tăng lên, tuy nhiên vì tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu đều được sửdụng trong phân tích EFA kếtiếp.

Bảng 4.2: Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến –tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Crobach Alpha của thang đo SỰHÀI LÒNG = 0.779

HL1 15.01 4.414 .692 .692

HL2 15.10 4.597 .610 .719

HL3 14.98 5.242 .342 .806

HL4 15.04 4.370 .634 .709

HL5 14.89 4.810 .513 .751

Crobach Alpha của thang đo NIỀM TIN = 0.884

NT1 14.55 7.453 .789 .843

NT2 14.50 7.961 .682 .867

NT3 14.50 6.993 .687 .873

NT4 14.61 8.141 .692 .866

NT5 14.69 7.366 .783 .844

Crobach Alpha của thang đo SỰCAM KẾT = 0.836

CK1 10.95 3.670 .740 .760

CK2 10.97 3.521 .789 .736

CK3 11.05 3.395 .678 .796

CK4 10.88 4.825 .502 .858

Crobach Alpha của thang đo GIÁ TRỊKHÁCH HÀNG = 0.882

GT1 22.63 11.440 .557 .879 GT2 22.47 11.035 .656 .866 GT3 22.64 10.726 .716 .858 GT4 22.71 10.422 .731 .856 GT5 22.75 11.251 .646 .867 GT6 22.55 11.270 .678 .864 GT7 22.85 11.053 .701 .861

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

loại biến

Tương quan biến –tổng hiệu chỉnh

Cronbach's Alpha nếu loại biến này

Crobach Alpha của thang đo CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ= 0.839

CL1 14.53 4.896 .646 .808

CL2 14.53 4.401 .695 .792

CL3 14.30 4.804 .539 .835

CL4 14.56 4.613 .695 .794

CL5 14.67 4.189 .664 .803

Crobach Alpha của thang đo CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI = 0.855

CD1 14.37 6.870 .791 .790

CD2 14.43 6.913 .813 .783

CD3 14.32 7.703 .743 .805

CD4 14.61 8.755 .511 .863

CD5 14.25 9.606 .519 .861

Crobach Alpha của thang đo LÒNG TRUNG THÀNH = 0.849

TT1 15.12 5.029 .633 .825

TT2 15.22 4.860 .771 .792

TT3 15.33 5.352 .505 .856

TT4 15.26 4.700 .729 .799

TT5 15.20 4.407 .686 .814

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 04/2014)

4.3. Phân tích nhân tốEFA

Kết quảEFA lần 1, chỉsốKMO = 0.762; sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho31 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.163và tổng phương sai trích đạt71.611% (Bảng4.3). Tuy nhiên, xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy, biến quan sát CL4 có hệ số tải nhân tố thấp nhất(factor loading = 0.447 < 0.5) nên ta loại biến này.Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần2

Bảng4.3:Kết quả phân tích nhân tố lần1các thành phần Lòng trung thành

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 CK2 ,848 ,195 -,072 -,037 ,109 -,115 NT5 ,791 ,197 ,194 ,256 ,166 ,106 CK1 ,768 ,183 -,169 ,294 ,094 -,071 CK3 ,744 ,388 -,110 -,179 ,103 ,033 NT4 ,732 -,009 ,066 ,110 ,401 ,150 NT1 ,715 ,104 ,182 ,488 -,097 ,139 HL4 ,650 ,114 ,065 ,292 ,064 ,474 HL2 ,553 ,169 ,129 ,167 ,138 ,331 NT3 ,470 ,238 ,127 ,369 ,392 ,331 GT4 ,164 ,857 -,085 ,104 ,178 -,106 GT3 ,098 ,776 ,137 ,045 ,280 ,046 GT6 ,168 ,691 -,176 ,385 ,036 ,257 GT7 ,187 ,682 ,176 ,168 ,134 ,166 GT5 ,337 ,630 ,364 ,241 -,103 -,047 GT2 ,237 ,604 ,077 ,165 ,274 ,292 HL1 ,302 ,533 ,269 -,037 ,342 ,477 CD2 -,011 -,035 ,884 ,124 ,128 ,012 CD3 -,042 -,028 ,874 -,154 ,117 -,009 CD1 ,055 ,098 ,869 ,073 -,004 ,167 CD4 ,489 ,192 ,600 ,128 -,046 -,267 CD5 -,096 ,216 ,575 ,237 ,195 ,195 NT2 ,463 ,018 ,007 ,700 ,018 ,266 HL3 ,186 ,337 ,006 ,644 ,255 -,235 GT1 ,035 ,391 ,211 ,633 ,280 ,055 CL1 ,025 ,228 ,321 ,605 ,450 ,147 CK4 ,436 ,121 ,026 ,593 ,278 ,148 CL3 ,126 ,180 ,003 ,168 ,763 ,164 CL2 ,170 ,357 ,147 ,243 ,633 ,049 CL5 ,322 ,224 ,408 ,138 ,576 -,068 CL4 ,382 ,290 ,373 ,295 ,447 -,020 HL5 ,135 ,505 ,121 ,147 ,178 ,599

Kết quả EFA lần 2, chỉ số KMO = 0.773;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho30 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.138và tổng phương sai trích đạt71.979% (Phụ lục4). Tuy nhiên,xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy,biến quan sát NT3 có hệ số tải nhân tố thấp nhất(factor loading = 0.484 < 0.5) nên taloại biến này.Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần3

Kết quả EFA lần 3, chỉ số KMO = 0.761;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho29 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.136 và tổng phương sai trích đạt 72.172 % (Phụ lục 4). Tuy nhiên, xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy sự chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát HL1 nhỏ nhất (0.527-0.483 = 0.044<0.3) nên ta loại biến này. Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần4

Kết quả EFA lần 4, chỉ số KMO = 0.751;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho28 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.075 và tổng phương sai trích đạt 72.291 % (Phụ lục 4). Tuy nhiên, xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy sự chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát NT2 nhỏ nhất (0.580-0.549 = 0.031<0.3) nên ta loại biến này. Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả EFA lần 5, chỉ số KMO = 0.763;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho27 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.065 và tổng phương sai trích đạt 72.458 % (Phụ lục 4). Tuy nhiên, xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy sự chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát CD4 nhỏ nhất (0.579-0.496 = 0.083<0.3) nên ta loại biến này. Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần6

Kết quả EFA lần 6, chỉ số KMO = 0.760;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho 26 biến quan sát được trích thành 6nhân tố tại Eigenvalue = 1.032và tổng phương sai trích đạt73.038% (Phụ lục4). Tuy nhiên,xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy sự chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát CK4 nhỏ nhất (0.511-0.496 =0.015<0.3) nên ta loại biến này. Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần7

Kết quả EFA lần 7, chỉ số KMO = 0.753;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho25 biến quan sát được trích thành 5nhân tố tại Eigenvalue = 1.127và tổng phương sai trích đạt69.611% (Phụ lục4). Tuy nhiên,xét ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix thấy sự chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát CL5nhỏ nhất(0.490-0.402 =0.088<0.3)nên ta loại biến này.Các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần8

Kết quả EFA lần 8, chỉ số KMO = 0.751;sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ dữ liệu phù hợp để phân tích EFA. Kết quả phương pháp rút trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax cho24 biến quan sát được trích thành 5nhân tố tại Eigenvalue

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CẢNG BIỂN TẠI TÂN CẢNG CÁT LÁI (Trang 44)