Buộc thực hiê ̣n đúng hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 42)

2.2.1.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Chế tài này được sử dụng nhằm bảo vệ quan hệ hợp đồng, giúp các bên bảo vệ các lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng. BLDS 2005 không đưa ra quy định riêng về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhưng đã chỉ ra một số loại nghĩa vụ phải áp dụng chế tài này tại các Điều 303, Điều 304 BLDS 2005. Trong khi đó, theo LTM 2005 đưa ra quy định cụ thể về chế tài này tại Điều 297. Theo Khoản 1 Điều 297 LTM 2005 thì chế tài này được hiểu là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A (Bên mua) ký hợp đồng mua cà phê với Doanh nghiệp tư nhân X (Bên bán) với số lượng 50 tấn cà phê hạt Rxô. Đến hạn giao hàng nhưng Bên bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, như vậy Bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng. Bên mua đã yêu cầu Bên bán phải giao

hàng nếu hàng chưa giao hoặc giao đủ hàng theo quy định trong hợp đồng nếu giao hàng thiếu hoặc nếu Bên bán giao hàng kém chất lượng, hàng có khuyết tật thì Bên mua yêu cầu bên bán sửa chữa khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế hàng hóa khác phù hợp hơn. Trường hợp nếu Bên mua đã nhận đủ hàng theo đúng quy định trong hợp đồng nhưng không thanh toán hoặc thanh toán chậm tiền hàng cho Bên bán thì Bên bán có quyền yêu cầu Bên mua thanh toán đủ tiền hàng. Những yêu cầu đó của các bên chính là nội dung của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Trong trường hợp này có thể hiểu, thực hiện đúng quy định hợp đồng chính là thực hiện “đúng thời hạn”; đối với vật đặc định “phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết”; đối với nghĩa vụ trả tiền, phải trả tiền “đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận” và đối với nghĩa vụ thực hiện một công việc thì “phải thực hiện đúng công việc đó”. Không thực hiện đúng hợp đồng được hiểu là không thực hiện, không thực hiện đầy đủ (không thực hiện một phần hay có thực hiện nhưng chất lượng, địa điểm thực hiện không đúng như hợp đồng), hay chậm thực hiện hợp đồng đều là những trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng. Như vậy, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng có thể áp dụng cho mọi hành vi vi phạm không kể là vi phạm cơ bản hay không cơ bản. Trên cơ sở đối chiếu với những nghĩa vụ các bên quy định trong hợp đồng, nếu bên nào vi phạm một nghĩa vụ nào đó thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghiêm túc thỏa thuận đã được quy định trong hợp đồng [7, tr. 287].

Về cơ bản, chế tài này thường được bên mua hàng hóa, tài sản hay bên thuê dịch vụ áp dụng. Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, quốc tế thì cả bên mua và bên bán đều có thể là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Nếu bên bán vi phạm nghĩa vụ thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng bằng các cách sau: nếu vi phạm là giao thiếu hàng không đúng hợp đồng thì buộc phải giao đủ theo hợp đồng; nếu vi phạm là chậm giao hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng; nếu vi phạm là giao hàng có khuyết tật thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng hóa khác thay thế nếu được sự đồng ý của bên mua; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng cùng loại đúng quy định thay thế cho hàng hóa không phù hợp thì bên mua có quyền mua hàng mới thay thế và bên bán phải có nghĩa vụ thanh toán; nếu bên mua tự sửa chữa những khuyết tật của hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ thanh toán những chi phí liên quan hợp lý cho bên mua. Theo Điều 298 LTM 2005, khi áp dụng chế tài này, bên mua có thể gia hạn cho bên bán một thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì bên bán có những quyền sau: yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo Điều 297 LTM 2005; gia hạn một thời gian hợp lý để bên mua thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo Điều 298LTM 2005. Trong trường hợp này, bên bán không mất quyền yêu cầu chả tiền phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận hay đòi bồi thường thiệt hại do người mua chậm thực hiện nghĩa vụ theo Khoản 1 Điều 299 LTM 2005.

Một điểm cần lưu ý là buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ được đặt ra nếu như hợp đồng mà các bên giao kết có hiệu lực pháp luật, không bị vô hiệu. Vì thế nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một trong các bên nhận thấy hợp đồng đã giao kết bị vô hiệu thì không được áp dụng chế tài này. Khi áp dụng chế tài này các bên cũng phải chú ý rằng không áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nếu việc thực hiện này không thể tiến hành

vi phạm phải thực hiện tiếp tục hợp đồng giao hàng mà hàng hóa đó lại đang bị nhà nước quy định tạm dừng xuất, nhập khẩu hoặc hạn chế lưu thông thì việc áp dụng chế tài này là phi lý và không thể thực hiện được. Theo đó, bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh trường hợp miễn trách nhiệm này.

Ngoài ra, các bên tham gia quan hệ hợp đồng không nên áp dụng chế tài này trong một số trường hợp: nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng có thể trở nên quá tốn kém đối với người có nghĩa vụ hoặc việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ không đem lại kết quả lợi ích mong muốn mà các bên đặt ra khi giao kết hợp đồng. Như vậy, chỉ áp dụng chế tài này khi việc áp dụng chế tài đó mang lại lợi ích mong muốn cho các bên trong hợp đồng, không áp dụng chế tài này nếu việc áp dụng nó là không hợp lý. Sự hợp lý hay không phải tùy thuộc vào đánh giá về tính chất hàng hóa, khả năng sữa chữa, mức độ sai hỏng, chi phí và thời gian sửa chữa, … còn trong trường hợp có thể sửa đổi thì nên lựa chọn những giải pháp khác có lợi hơn như thay thế hàng hóa, tài sản; sửa chữa hàng hóa, tài sản; gia hạn thực hiện nghĩa vụ [7, tr. 288]

2.2.1.2. Buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Bộ Nguyên tắc Unidroit

Theo Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, “Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng” là một nguyên tắc được chấp nhận phổ biến, được bảo vệ bởi cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng theo UNIDROIT bao gồm các quyền cơ bản sau: quyền yêu cầu “thực hiện nghĩa vụ thanh toán” (Điều 7.2.1), quyền yêu cầu “thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ” (Điều 7.2.2), quyền yêu cầu “sửa chữa và thay thế” (Điều 7.2.3), quyền yêu cầu “thay đổi biện pháp” thực hiện hợp đồng (Điều 7.2.5).

Trong nhóm các quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, thì quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán được đề cập trước tiên nhằm nhấn mạng tính chất hàng hóa của quan hệ thương mại quốc tế. Theo đó, căn cứ vào nghĩa vụ

hợp đồng, việc yêu cầu thanh toán khoản tiền nợ luôn được bảo toàn, nếu yêu cầu này không được thỏa mãn, chủ nợ có thể khởi kiện trước tòa. Thuật ngữ “yêu cầu” được dùng trong Điều này bao gồm cả việc yêu cầu thanh toán của một bên đối với bên kia và biện pháp cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ đó theo phán quyết của Tòa án. Quyền yêu cầu thanh toán của bên có quyền cũng bao gồm các trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ [13, tr. 331].

Nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền thường được thể hiện bằng một đồng tiền xác định (đồng tiền giao dịch) và việc thanh toán thường phải được thực hiện bằng đồng tiền đó. Tuy nhiên, nếu đồng tiền của nơi thanh toán khác với đồng tiền giao dịch, bên có nghĩa vụ có thể hoặc phải thực hiện việc thanh toán bằng đồng tiền của nơi thanh toán (trừ trường hợp đồng tiền này không thể tự do chuyển đổi hoặc các bên đã có thỏa thuận là việc thanh toán chỉ được thực hiện bằng đồng tiền ghi trong nghĩa vụ hợp đồng). Trong trường hợp đồng tiền thanh toán không được quy định cụ thể, thì việc thanh toán được thực hiện bằng đồng tiền của nơi thanh toán cần được thực hiện. Đối với thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện hợp đồng sẽ được tính hoặc bằng đồng tiền quy định trong điều khoản về nghĩa vụ thanh toán hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh, tùy theo đồng tiền nào thích hợp nhất [13, tr. 269, 272, 388]

Bên cạnh quyền yêu cầu thanh toán một khoản tiền xác định thì quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ cũng được đề cập bởi Bộ Nguyên tắc UNIDROIT. Nghĩa vụ phi tiền tệ có thể được loại trừ khi: không thể thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc trên thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ đòi hỏi cố gắng hoặc những khoản chi phí bất hợp lý, nghĩa vụ được thực hiện bởi một phương pháp hợp lý khác, việc thực hiện mang tính chất tuyệt đối cá nhân hay bên có quyền không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn

nghĩa vụ. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các hợp đồng không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa. Khác với nghĩa vụ giao vật, các nghĩa vụ phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc đôi khi chỉ được thực hiện bởi phía bên kia của hợp đồng. Trong các trường hợp này, biện pháp cưỡng chế là biện pháp duy nhất để khiến cho bên không có ý định thực hiện phải thực hiện nghĩa vụ [13, tr. 333].

Cần lưu ý đối với một số ngoại lệ của quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ:

Một nghĩa vụ không thể thực hiện được trên thực tế hoặc theo luật thì không thể bị cưỡng chế thực hiện. Tuy nhiên việc không thể thực hiện được, trong một số trường hợp không làm hợp đồng vô hiệu toàn bộ, thì các bên có thể duy trì các điều khoản còn lại nếu các điều khoản đó là hợp lý và bên có quyền có thể tiến hành biện pháp xử lý khác.

Trong một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt khi có sự thay đổi căn bản về hoàn cảnh sau khi hợp đồng được ký kết, thì việc thực hiện trở nên quá tốn kém đến nỗi việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ sẽ đi ngược lại nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực.

Nghĩa vụ có thể được thực hiện bằng biện pháp hợp lý khác, đặc biệt là khi có nhiều loại tài sản hoặc dịch vụ cùng loại được chào hàng bởi nhiều nhà cung cấp. Nếu đối tượng của hợp đồng là loại hàng hóa, dịch vụ tương tự như vậy thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho việc không thực hiện hợp đồng và sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa của nhà cung cấp khác. Bên có quyền có thể chấm dứt hợp đồng và ký kết một hợp đồng thay thế.

Khi việc thực hiện nghĩa vụ có tính tuyệt đối cá nhân, việc cưỡng chế thực hiện sẽ can thiệp vào tự do cá nhân của bên có nghĩa vụ, hơn nữa việc

cưỡng chế thực hiện thường ảnh hưởng xấu tới chất lượng công việc. Việc giám sát thực hiện nghĩa vụ mang tính cá nhân có thể gây ra các khó khăn thực tế không thể khắc phục được. Ngoại lệ này không áp dụng cho các nghĩa vụ đảm bảo bởi một công ty. Các hoạt động thông thường của luật sư, bác sỹ phẫu thuật hay kỹ sư không thuộc phạm vi của điều này bởi nghĩa vụ có thể được thực hiện bởi người khác có cùng chuyên môn, kinh nghiệm. Việc thực hiện mang tính tuyệt đối cá nhân nhấn mạnh tính đặc thù không thể giao cho người khác và đòi hỏi những khả năng cá biệt mang tính nghệ thuật hay khoa học.

Việc thực hiện hợp đồng thông thường đòi hỏi sự chuẩn bị và những nỗ lực đặc biệt của bên có nghĩa vụ. Nếu thời hạn thực hiện đã qua nhưng bên có quyền vẫn không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một khoảng thời gian hợp lý, bên có nghĩa vụ có quyền giả định rằng bên có quyền sẽ không yêu cầu tiếp tục thực hiện. Do đó, quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ bị loại trừ nếu bên có quyền không yêu cầu thực hiện trong một thời gian hợp lý, sau khi họ đã biết hoặc buộc phải biết về việc không thực hiện [13, tr. 336, 337].

Quyền yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế vật cũng như tất cả các biện pháp khắc phục việc thực hiện không đúng cũng là một trong những quyền cơ bản của nhóm quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng. Điều 7.2.3 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT chỉ rõ các biện pháp điều chỉnh hành vi vi phạm hợp đồng là phải sửa chữa và thay thế. Việc sửa chữa hàng hóa không đúng (hoặc việc hoàn thiện một dịch vụ không đầy đủ) là trường hợp phổ biến nhất, song việc thay thế một việc thực hiện không đúng cũng thường gặp. Quyền yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế việc thực hiện không đúng cũng có thể tồn tại dưới dạng trả một khoản tiền như trong trường hợp trả không đủ hoặc thay thế tài khoản thanh toán, đồng tiền thanh toán. Ngoài ra, bên yêu cầu có thể áp dụng biện pháp

khắc phục khác như hủy bỏ quyền của người thứ ba đối với tài sản hoặc việc cấp giấy phép cần thiết của cơ quan nhà nước.

Theo Điều 7.2.5 Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, bên có quyền có thể từ chối quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ không phải là nghĩa vụ thanh toán và lựa chọn một hoặc nhiều biện pháp khác. Sự lựa chọn này được cho phép từ thực tế về những khó khăn thường gặp trong việc thực hiện nghĩa vụ không phải là nghĩa vụ thanh toán. Bên có nghĩa vụ có thể sau đó không còn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có thể mất khả năng trong quá trình tố tụng. Bên có quyền chỉ có thể viện dẫn biện pháp khác khi chưa nhận được việc thực hiện trong thời hạn đã ấn định hoặc khi không có thời hạn ấn định. Trong một thời hạn hợp lý. Bên có nghĩa vụ có quyền thực hiện nghĩa vụ của mình với điều kiện phải thực hiện trước khi thời hạn bổ sung kết thúc. Trong trường hợp bên có quyền đã cố gắng mà không đạt được việc thực hiện phán quyết của tòa án hay trọng tài buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, đương nhiên là bên có quyền có thể ngay lập tức viện dẫn đến các biện pháp khác. Khi thay đổi biện pháp, thời hạn hợp lý để thông báo đối với mỗi trường hợp trên, được tính kể từ khi bên có quyền đã biết hoặc lẽ ra phải biết việc không thực hiện cho đến khi hết thời hạn bổ sung cho bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình, được tính từ khi bên có quyền đã biết hoặc phải biết về việc phán quyết buộc thực hiện của tòa án hoặc trọng tài là không thể cưỡng chế thi hành được [10, tr. 343].

Như đã phân tích “Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng” là nguyên tắc phổ biến được chấp nhận và đưa vào soạn thảo cho các Hợp đồng thương mại quốc tế. Bộ Nguyên tắc UNIDROIT chú ý nhiều hơn đến thực tế thực hiện hợp đồng hoặc sự giới hạn của quy định pháp luật để xác định việc loại trừ nghĩa vụ và tiến hành biện pháp xử lý khác. Bên có quyền có thể lựa chọn

một hay nhiều biện pháp khác để thay thế và thông báo trong một thời hạn hợp lý đến bên có nghĩa vụ.

2.2.1.3. Tương quan so sánh chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng giữa pháp luật Việt Nam và Bộ Nguyên tắcUnidroit (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 42)