Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 39)

Sau khi xác định được có hành vi vi phạm hợp đồng và có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm thì cần xác định giữa chúng có mối quan hệ nhân quả, nếu không chứng minh được mối quan hệ này thì không đủ căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Có nhiều ý kiến cùng cho rằng, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại thực tế, thiệt hại thực tế phát sinh là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm. Có nghĩa là, hành vi vi phạm phải luôn hàm chứa (luôn tiềm ẩn sẵn) khả năng dẫn đến thiệt hại đó và thiệt hại đó xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng nói trên (trong điều kiện thích ứng) mà thôi. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thể được phát sinh do nhiều nguyên nhân. Trong khi các chủ thể hợp đồng, đặc biệt các chủ thể kinh doanh, có thể cùng lúc tham

gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng, nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan thường dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm khi đòi bồi thường thiệt hại cũng như cơ quan tài phán phải cẩn trọng trong việc xem xét, quyết định dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 39)