Tiếp thu các nhân tố tiến bộ của luật pháp và thực tiễn thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 96)

về pháp luật Việt Nam hơn là pháp luật nước ngoài.

Trong quá trình thực thi, những quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếp tục được hoàn thiện. Điều đó được thể hiện bằng những quy định trong LTM 2005. Tuy nhiên, chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của LTM 2005 vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện. Có như vậy mới tạo ra khung pháp lý phù hợp giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc khi lựa chọn pháp luật thương mại Việt Nam là luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà mình tham gia ký kết.

3.1.2. Tiếp thu các nhân tố tiến bộ của luật pháp và thực tiễn thương mại quốc tế quốc tế

Hiện nay đất nước ta đang tăng cường chính sách mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế với những nước trong khu vực, quốc tế và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Một trong những thành tựu nổi bật là nền kinh tế Việt Nam đã có mức tăng trưởng khá ổn định trong nhiều năm từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm vừa qua, cùng với sự tăng trưởng khá cao của nền kinh tế nói chung, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam cũng phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng không ngừng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nói chung, của hoạt động thương mại quốc tế nói riêng thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể.

Đặc biệt, khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng hơn rất nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với ý nghĩa là công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các thương vụ với khách hàng nước ngoài ngày càng trở nên cần thiết và quan. Tuy nhiên, tính chất của các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng ngày càng trở nên phức tạp, vi phạm hợp đồng có chiều hướng gia tăng và hệ quả tất yếu là dẫn đến các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng ngày một nhiều.

Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương mại nói chung, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng cần tăng cường tiếp thu các nhân tố tiến bộ của luật pháp và thực tiễn thương mại quốc tế. Hoàn thiện Luật Thương mại trong nước trên cơ sở phù hợp với pháp luật thương mại quốc tế là cần thiết trong bối cảnh chúng ta đã có hơn sáu năm thực hiện Luật thương mại và đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Diễn đàn APEC… [8]. Đây cũng là định hướng cho việc hoàn thiện Luật thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 96)