Thống nhất và đồng bộ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 93)

và Luật thương mại năm 2005 về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chế tài thương mại

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta đã từng bước hoàn thiện góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng các đòi hỏi trên, còn bộc lộ những yếu kém. Đó là hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu toàn diện. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam tạo môi trường và khuôn khổ pháp lý cho việc mở cửa , hội nhập và phát triển đang trở thành nhu cầu cấp bách để xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế theo đường lối mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Một trong những yêu cầu cấp bách của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán giữa các quy định của luật chung (BLDS 2005) và luật chuyên ngành (LTM 2005). Những quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Do đó, vấn đề hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa phải được

xem xét nhằm đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các quy định của luật chung như quy định của Bộ luật Dân sự, nhằm góp phần tạo nên sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hướng tới mục tiêu loại bỏ sự mâu thuẫn giữa các văn bản luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế. Để giải quyết tình trạng chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, khác nhau giữa các văn bản luật điều chỉnh về chế tài do vi phạm hợp đồng thì cần thiết phải xây dựng pháp luật về hợp đồng có tính đồng bộ và thống nhất.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số quy định mâu thuẫn nhau giữa các văn bản pháp luật. Ví dụ, Khoản 1 Điều 425 BLDS 2005 quy định một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, còn theo quy định của LTM 2005 thì hủy bỏ hợp đồng còn được áp dụng trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tức là không cần thỏa thuận các bên. Hay quy định về bồi thường thiệt hại giữa hai văn bản này không có sự thống nhất. Theo Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005, “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”, tức bên bị vi phạm hợp đồng không thể đòi bồi thường thiệt hại nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại; nhưng Điều 303 LTM 2005 lại quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm các yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, như vậy được hiểu là chế tài buộc bồi thường thiệt hại vẫn được áp dụng kể cả khi các bên không có thỏa thuận đưa nội dung chế

mức phạt vi phạm hợp đồng theo BLDS 2005 mức phạt này phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và không bị khống chế như quy định “không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm” theo LTM 2005.

Chính vì vậy, việc loại bỏ những mâu thuẫn này trong các văn bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng là rất cần thiết, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam khi lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng luôn lựa chọn luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Vấn đề này nhằm giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam so với đối tác trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Hạn chế tối đa trường hợp các đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chấp nhận luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là pháp luật về thương mại quốc gia được công nhận mà không phải pháp luật nước ta. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chấp nhận luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là luật thương mại của nước thứ ba hoặc là luật thương mại của chính quốc gia của doanh nghiệp nước ngoài đó, nếu vậy, có thể gây ra nhiều khó khăn, thậm chí thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

LTM 2005 với những quy định về mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, về vấn đề chế tài do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài,… đã được các thương nhân nước ngoài chấp nhận là luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trên thực tế, trong hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết, đều có điều khoản về luật áp dụng và đều

ghi rõ luật áp dụng cho hợp đồng là luật thương mại Việt Nam [11, tr. 25]. Điều này tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc ký

Một phần của tài liệu So sánh các Chế tài vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (Trang 93)